Đăng ký tàu cá là một thủ tục quan trọng để giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý tàu cá. Do đó nếu cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm các quy đinh về đăng ký tàu cá sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy quy định xử lý vi phạm về đăng ký tàu cá mới nhất như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định xử lý vi phạm về đăng ký tàu cá mới nhất
- 2 2. Số đăng ký tàu cá theo quy định của pháp luật phải được viết như thế nào trên tàu cá để đúng quy định?
- 3 3. Có bắt buộc phải ghi số đăng ký tàu cá trong nội dung của Giấy phép khai thác thủy sản hay không?
- 4 4. Cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền xử phạt khi có hành vi vi phạm về đăng ký tàu cá?
1. Quy định xử lý vi phạm về đăng ký tàu cá mới nhất
Căn cứ Điều 37 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm trong việc đăng ký tàu cá như sau:
Đối với trường hợp cá nhân có hành vi không thực hiện việc viết số đăng ký tàu cá hoặc thực hiện nhưng không đúng theo quy định thì sẽ bị xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;
Trường hợp cá nhân không tiến hành việc đăng ký tàu cá hoặc thực hiện việc đăng ký tàu cá nhưng không đúng theo quy định thì sẽ bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định nêu rõ về mức phạt tiền vì xác định thẩm quyền phạt tiền trong các hoạt động thủy sản theo đó mức phạt tiền được áp dụng tối đa khi một cá nhân có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng
Mức phạt tiền theo quy định tại Nghị định là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm từ hành vi quy định tại Điều 40 Nghị định 42/2019/NĐ-CP còn đối với trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự sẽ bị xử phạt gấp hai lần mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân khi có hành vi vi phạm.
Như vậy, có thể thấy mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân còn đối với tổ chức có hành vi tương tự sẽ bị phạt tiền gấp hai lần so với cá nhân có nghĩa là:
Đối với trường hợp tổ chức có hành vi không thực hiện việc viết số đăng ký tàu cá hoặc thực hiện nhưng không đúng theo quy định thì sẽ bị xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
Trường hợp tổ chức không tiến hành việc đăng ký tàu cá hoặc thực hiện việc đăng ký tàu cá nhưng không đúng theo quy định thì sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Số đăng ký tàu cá theo quy định của pháp luật phải được viết như thế nào trên tàu cá để đúng quy định?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT đã có quy định rõ về số đăng ký và tên tàu cá tàu công vụ thủy sản theo đó số đăng ký tàu cá được viết theo quy định như sau:
Thứ nhất, vị trí để viết số đăng ký tàu cá được viết ở hai bên mũi tàu, nếu tàu nhỏ và không thể thực hiện việc viết số đăng ký ở hai bên mặt mũi tàu khi cần thiết phải làm một biển số để gắn ở phía ngoài vách cabin hoặc cách buồng ngủ của tàu, nếu như chiếc tàu đó không có cabin và buồn ngủ thì cần phải viết hoặc gắn vào bất cứ một vị trí nào trên thân của chiếc tàu để có thể dễ dàng nhìn thấy được.
Thứ hai, số đăng ký tàu cá cần được viết một cách ngay ngắn rõ ràng bằng kiểu chữ Latin em đều nét làm sao để màu chữ và số sẽ có sự tương phản với màu nền để nhìn thấy được rõ ràng nhất.
Thứ ba, về kích cỡ của chữ và số sếp phải tương xứng với kích cỡ của tao trong đó bề dày của nét chữ và số tối thiểu 30mm, chiều cao của chữ và số tối thiểu 200mm. Nếu trong trường hợp tàu quá nhỏ thì chị yêu cầu kích cỡ của chữ và số đăng ký tàu đảm bảo để có thể rõ ràng và nhìn thấy dễ nhất.
Thứ tư, số đăng ký của tàu cá sẽ bao gồm các nhóm ký tự được tính từ trái sang phải và được cách nhau bằng dấu gạch ngang “-“
+ Nhóm thứ nhất bao gồm: các chữ cái để viết tắt tên tỉnh hoặc thành phố thuộc trung ương theo phụ lục tám được ban hành kèm theo thông tư
+ Nhóm thứ hai bao gồm: năm chữ số bất kỳ theo thứ tự từ 00001 đến 99999
+Nhóm thứ ba bao gồm: hai chữ viết tắt của từ thuỷ sản là “TS”
Như vậy, số đăng ký tàu cá phải được viết hai bên mạn phía mũi tàu.
Trường hợp tàu nhỏ không thể viết số đăng ký ở bên mạn phía mũi tàu thì làm biển số gắn ở phía ngoài vách ca bin hoặc vách buồng ngủ.
Nếu tàu không có ca bin và buồng ngủ thì viết hoặc gắn vào bất kỳ vị trí nào của thân tàu, nơi dễ nhìn thấy.
3. Có bắt buộc phải ghi số đăng ký tàu cá trong nội dung của Giấy phép khai thác thủy sản hay không?
Căn cứ Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định về nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản như sau:
– Tên của các tổ chức hoặc cá nhân được cấp phép khai thác thủy sản;
– Số đăng ký của tàu cá; tên của con tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế trực thuộc (nếu có);
– Nghề, vùng biển hoặc khu vực mà tàu cá đó được phép khai thác thủy hải sản;
– Thời gian hoạt động khai thác đối với từng nghề;
– Sản lượng tối đa mà tàu cá đó được cho phép khai thác theo loài (nếu có);
– Cảng cá đăng ký;
– Thời hạn của giấy phép khai thác thủy sản.
Lưu ý: Giấy phép khai thác thủy sản chỉ được cấp lại cho chủ thể có nhu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Giấy phép khai thác thủy sản đó bị mất hoặc bị hư hỏng;
– Có sự thay đổi về thông tin của tổ chức, cá nhân đã nêu trong giấy phép khai thác thủy sản; hoặc cảng cá đã đăng ký;
– Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy số đăng ký tàu cá là một trong những nội dung bắt buộc phải được thể hiện trên nội dung của giấy phép khai thác thủy sản.
4. Cơ quan, cá nhân nào có thẩm quyền xử phạt khi có hành vi vi phạm về đăng ký tàu cá?
Căn cứ theo quy định tại Điều 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52 và Điều 53 của Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính về đăng ký tàu cá bao gồm:
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an
– Trưởng Công an cấp huyện
– Giám đốc Công an cấp tỉnh
– Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Bộ đội biên phòng
– Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng
– Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng
– Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển
– Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển
– Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển
– Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển
– Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển
– Tư lệnh Cảnh sát biển
– Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng
– Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng
– Cục trưởng Cục Kiểm ngư
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật Thủy sản năm 2017;
Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT Quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá;
Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.