Khu công nghiệp là loại đất được sử dụng để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu sản xuất kinh doanh tập trung khác có cùng mục đích sử dụng đất. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề xử lý vi phạm trong quá trình sử dụng đất khu công nghiệp?
Mục lục bài viết
1. Quy định xử lý vi phạm sử dụng đất khu công nghiệp:
Trước hết, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về đất khu công nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Kết bài 52013 có quy định cụ thể về đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đó, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm các loại đất như: Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, đất thương mại – dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất sử dụng cho hoạt động sản xuất khoáng sản, các loại đất phục vụ cho hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng hoặc làm đồ gốm. Theo đó thì có thể nói, đất khu công nghiệp có thể được hiểu là loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp được sử dụng để xây dựng cụm công nghiệp, xây dựng các khu sản xuất kinh doanh và khu chế xuất có cùng mục đích sử dụng.
Thực tế hiện nay, có nhiều loại hình vi phạm sử dụng đất trong khu công nghiệp, có thể kể đến như hành vi chậm đưa đất khu công nghiệp vào sử dụng, hoặc hành vi lấn chiếm đất khu công nghiệp. Mỗi hành vi vi phạm quy định về sử dụng đất khu công nghiệp đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đối với hành vi chậm đưa đất khu công nghiệp vào sử dụng trên thực tế. Theo quy định của pháp luật hiện nay, pháp luật không yêu cầu bên thuê đất, bên thuê lại đất từ chủ đầu tư dự án bắt buộc phải tiến hành hoạt động sử dụng đất ngay trên thực tế sau khi ký kết hợp đồng thuê đất, hợp đồng thuê lại đất. Việc sử dụng của bên thuê đất, thuê lại đất được xem là quyền của họ đối với đất mà họ đã tiến hành thuê hoặc thuê lại. Vì vậy, đất bị bỏ hoang hay nói cách khác, các loại đất chưa được đưa vào sử dụng là điều bình thường và xuất hiện nhiều trên thực tế hiện nay. Tuy nhiên trên thực tế, pháp luật chỉ cho phép bên trái đất, bên thuê lại đất không được sử dụng đất, hành vi chậm đưa đất vào sử dụng so với tiến độ đã giao ghi nhận trong hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê lại đất nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng căn cứ theo quy định tại Điều 15 của
Theo đó thì có thể nói, việc đưa đất vào sử dụng chậm hơn so với tiến độ ghi nhận trong hợp đồng đã giao kết ban đầu nằm ngoài các trường hợp nêu trên thì hành vi đó sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật đối với quá trình sử dụng đất khu công nghiệp. Pháp luật cho phép doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, làng nghề tiến hành yêu cầu bên thuê đất/yêu cầu bên thuê lại đất thực hiện các biện pháp cần thiết để đưa đất vào sử dụng đúng tiến độ hoặc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đất/đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê lại đất. Nếu như bên thuê đất hoặc bên thuê lại đất không thể đưa đất vào sử dụng trên thực tế thì cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể ra quyết định thu hồi đối với diện tích bị vi phạm đó. Tiếp tục căn cứ theo quy định tại khoản 36 Điều 2 của
Thứ hai, hành vi lấn chiếm đất khu công nghiệp. Căn cứ theo quy định tại
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu có số lượng diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có số lượng diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu có số lượng diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu có số lượng diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nếu có số lượng diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
2. Việc sử dụng đất khu công nghiệp được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 149 của
– Việc sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp bắt buộc phải phù hợp với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Khi quy hoạch và thành lập khu công nghiệp, đồng thời phải lập quy hoạch xây dựng các khu nhà ở và công trình xây dựng công cộng nằm ngoài khu công nghiệp để phục vụ cho đời sống của người lao động làm việc trong khu công nghiệp đó;
– Nhà nước cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. Đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuế đất hằng năm thì người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất sẽ có quyền cho thuê lại đất đó với hình thức trả tiền thuế đất hằng năm, đối với phần diện tích thuê đất trả tiền thuế đất một lần cho cả thời gian thuê thì người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất tôi sẽ hoàn toàn có quyền cho thuê lại đất với hình thức trả tiền thuế đất một lần cho cả thời gian thuê hoặc cũng có thể cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuế đất hằng năm. Các nhà đầu tư sẽ được quyền miễn tiền thuê đất đối với phần diện tích đất xây dựng các loại kết cấu cơ sở hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp và khu chế suất.
– Các tổ chức kinh tế, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hộ gia đình, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ được quyền thuê lại đất gắn liền với kết cấu cơ sở hạ tầng của các tổ chức khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu cơ sở hạ tầng. Và có các quyền, nghĩa vụ căn cứ theo quy định tại Điều 174, Điều 175 của Luật đất đai năm 2013;
– Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất bắt buộc phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất đã được xác định và ghi nhận trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đồng thời thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật đất đai;
– Các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với cơ sở kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu chế xuất trước ngày Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành trên thực tế, thì sẽ được tiếp tục sử dụng loại đất này theo thời hạn còn lại của dự án mà không phải thực hiện thủ tục chuyển sang hoạt động thuế đất. Khi hết thời hạn thực hiện dự án, nếu có nhu cầu thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét để cho thuê đất theo quy định của luật đất đai.
3. Thời hạn sử dụng đất khu công nghiệp là bao lâu?
Thời hạn sử dụng đất công nghiệp đang được thực hiện theo quy định tại Điều 51 của
– Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp sẽ được thực hiện theo thời gian của dự án đầu tư;
– Trong trường hợp thời hạn của dự án đầu tư dài hơn so với thời hạn sử dụng đất còn lại trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp thì các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải thực hiện;
– Có quyền xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh thời gian sử dụng đất trong khu công nghiệp sao cho phù hợp với tình hình sử dụng đất thực tế tuy nhiên tổng thời gian sử dụng đất không được phép vượt quá 70 năm, đồng thời bắt buộc phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với phần diện tích được gia hạn sử dụng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2013;
–
THAM KHẢO THÊM: