Hệ thống giao thông đường bộ được xây dựng nhằm giúp các phương tiện thuận tiện trong việc tham gia giao thông đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro. Hiện nay pháp luật quy định với các phương tiện lưu thông qua hầm đường bộ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm:
Không phải tất cả các loại phương tiện được biết đến đều có thể được sử dụng làm phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Do đó, chủ phương tiện cũng cần biết được rằng, phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm những phương tiện nào.
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ bao gồm những phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
Trong đó, đối với phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm: xe ô tô, xe 3 bánh, xe 2 bánh,…;
Đối với phương tiện giao thông thô sơ đường bộ bao gồm: xe đạp, xe lăn, xe xích lô,…
Tại khoản 18, khoản 19 Điều 3, Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định cụ thể về quy định của các loại phương tiện giao thông đường bộ như:
Theo quy định quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật giao thông đường bộ về xe máy chuyên dùng gồm các loại: xe máy nông nghiệp, xe máy thi công, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Pháp luật có sự quy định về quản lý, về sử dụng, về giấy phép và có sự phân loại về phương tiện bởi tuỳ vào những loại phương tiện khác nhau mà theo đó, chủ phương tiện có thể dựa vào các nội quy định của pháp luật để xác định phương tiện của mình thuộc loại nào.
2. Quy định với các phương tiện lưu thông qua hầm đường bộ:
Đối với các phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông phải đảm bảo được an toàn. Do đó, Pháp luật quy định chặt chẽ về những quy định khi lưu thông qua hầm đường bộ như sau:
– Người tham gia giao thông khi lưu thông qua hầm phải bật đèn chiếu gần trong hầm đường bộ
– Việc tham gia giao thông trong hầm đường bộ thường sẽ khiến cho các tài xế phải di chuyển trong tình trạng thiếu ánh sáng hơn so với khi ở bên ngoài. Do đó, việc sử dụng đèn chiếu sáng được xem như là một điều bắt buộc để đảm bảo an toàn cho những người lái xe có được tầm nhìn tốt nhất, đảm bảo được sự an toàn tối thiểu cho bản thân và những người tham gia giao thông.
– Người sử dụng phương tiện không được sử dụng còi xe. Vì việc sử dụng còi trong hầm đường bộ sẽ khiến cho âm thanh khuếch đại, trở nên ồn ào.Do đó, khi đi trong hầm tuyệt đối không được sử dụng còi. Trừ các phương tiện được ưu tiên theo như quy định của pháp luật thì nếu trường hợp muốn báo hiệu cho các phương tiện khác thì vẫn có thể nháy đèn; không được sử dụng đèn ưu tiên.
– Khi tham gia giao thông qua hầm phải chú ý giữ khoảng cách an toàn và vấn đề dừng đỗ. Các xe phải giữ khoảng cách an toàn là 30m người tham gia giao thông tuyệt đối không được vượt các phương tiện xe cơ giới khác.
– Khi tham gia giao thông trong hầm cũng tuyệt đối không được dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định, trong các trường hợp khẩn cấp bạn phải ra tín hiệu trong khoảng cách các xe khác có thể nhận biết được.
– Không được quay đầu hay đi lùi trong đường hầm. Bởi việc quy đầu lùi dễ gây ra những tình huống nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác. Ngoài ra, cần phải tuân thủ thời gian quy định được phép lưu thông qua hầm đường bộ.
– Tuân thủ dò tần số nghe đài trong hầm, để thông qua việc dò tần số này, Ban quản lý sẽ thông báo cho bạn biết tình trạng lưu thông trong hầm nhằm giúp cho bạn chủ động ứng phó được với những tình huống xấu có thể xảy ra khi chạy xe trong hầm, một cách an toàn nhất.
– Trường hợp không may có sự cố cháy nổ xảy ra trong hầm, đầu tiên, bạn cần bình tĩnh tắt máy xe nhưng không rút chìa khóa, tìm kiếm nút báo cháy được bố trí trong hầm để báo hiệu cho các phương tiện và bộ phận quản lý hầm đường bộ được biết. Nếu có thể, hãy sử dụng bình chữa cháy được bố trí trong hầm để dập tắt đi đám cháy do sự cố gây ra đó.
3. Xử lý lỗi không bật đèn xe trong hầm đường bộ:
3.1. Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
Để xử lý lỗi không bật đèn khi tham gia giao thông trong hầm thì Pháp luật quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 5 của
– Đối với những người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô chạy trong hầm đường bộ mà không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi được quy định thì phạt tiền từ 800.000 đồng cho đến 1.200.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền thì theo Điểm c Khoản 12 Điều 5 của
3.2. Đối với xe mô tô, gắn máy:
Căn cứ dựa vào Điểm d Khoản 5 Điều 6 của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP Đối với xe mô tô, xe gắn máy, kể cả xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy quy định:
– Đối với những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, kể cả xe máy điện, các loại xe tương tự như xe mô tô và các loại xe tương tự như xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Chạy trong hầm đường bộ mà không sử dụng đèn chiếu sáng gần; vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi đã quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng.
– Ngoài việc bị phạt tiền, theo như quy định tại Điểm c Khoản 12 Điều 6 của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng cho đến 04 tháng đối với những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông.
4. Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường bộ:
Đối với phương tiện giao thông là xe cơ giới:
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông là xe ô tô sẽ phải đảm bảo các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường với các yêu cầu được liệt kê.
– Đối với phương tiện giao thông là xe mô tô hai bánh, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh, các điều kiện cần phải đáp ứng cũng tương đối với phương tiện giao thông là xe ô tô. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp xe mô tô, gắn máy không có những tính năng không phải đáp ứng.
– Đồng thời, đối với mỗi phương tiện phải được đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp Nếu phương tiện chưa được đăng ký hoặc chưa gắn biển số nhưng chủ phương tiện lại đem vào sử dụng thì khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ bị xử phạt theo quy định hiện nay.
– Đối với phương tiện tham gia giao thông là xe thô sơ thì khi tham gia giao thông chủ phương tiện phải đảm bảo rằng phương tiện đủ điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
– UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tại mỗi địa phương sẽ quy định về điều kiện, phạm vi hoạt động sẽ của xe thô sơ. Do đó, chủ phương tiện cần xác định đúng và nắm rõ đúng quy định của UBND để sử dụng đúng cách.
– Đối với phương tiện tham gia giao thông là xe máy chuyên dùng căn cứ tại khoản 1 Điều 57 Luật giao thông đường bộ thì xe máy chuyên dùng để được đưa vào tham gia giao thông sẽ phải đáp ứng các điều kiện được liệt kê về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, để phương tiện được phép lưu thông trên đường bộ thì phương tiện đó phải tiến hành đăng ký và gắn biển số do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động của xe máy chuyên dùng cũng có giới hạn theo quy định hiện nay.
Như vậy, đối với mỗi loại phương tiện giao thông sẽ phải đáp ứng các quy định của pháp luật theo từng loại phương tiện khác nhau. Theo đó, chủ phương tiện sẽ cần phải xác định phương tiện mình đang sử dụng thuộc loại phương tiện giao thông nào để đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật đưa ra.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
– Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.