Quy định việc cam kết thời hạn làm việc tại công ty. Được yêu cầu người lao động cam kết thời hạn làm việc tại công ty khi nào?
Quy định việc cam kết thời hạn làm việc tại công ty. Được yêu cầu người lao động cam kết thời hạn làm việc tại công ty khi nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho hỏi, nếu người sử dụng lao động không bỏ chi phí đào tạo nghề cũng như không có các khoản đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nào khác thì có được yêu cầu người lao động làm bản cam kết thời hạn làm việc tại công ty, sau khi đã ký
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 17 “Bộ luật lao động 2019” có quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động. Theo đó, việc giao kết hợp đồng lao động phải dựa trên nguyên tắc:
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Nội dung hợp đồng lao động cũng được quy định tại Điều 23 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Như vậy, việc giao kết hợp đồng lao động dựa trên ý chí thỏa thuận, tự nguyện của các bên tuân theo nguyên tắc giao kết hợp đồng. Người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết
Trong nội dung hợp đồng lao động chỉ đề cập đến thời hạn của hợp đồng lao động, không có nội dung thời hạn cam kết làm việc của người lao động đối với người sử dụng lao động.
Nội dung thời hạn cam kết làm việc của người lao động đối với người sử dụng lao động chỉ được thể hiện nếu có hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động tại Khoản 2 Điều 62 “Bộ luật lao động 2019”:
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Từ các quy định trên, khi không phát sinh việc đào tạo nghề, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của người lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng đào tạo nghề và pháp luật quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động làm cam kết về thời hạn làm việc đối với người lao động.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động mang thai
– Trường hợp người lao động phải bồi hoàn chi phí đào tạo
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại