Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo sự ảnh hưởng đến môi trường từ các dự án đầu tư. Vậy, quy định về xử phạt vi phạm đánh giá tác động môi trường có các nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:
Đánh giá tác động môi trường được coi là một trong những công cụ phát huy tối đa đối với công tác quản lý môi trường tại Việt Nam. Việc tuân thủ đánh giá tác động môi trường đem đến nhiều ý nghĩa thiết thực. Vì vậy theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã ghi nhận rõ những đối tượng phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường bao gồm:
– Thứ nhất, đối với các dự án đầu tư thuộc nhóm I được quy định tại khoản 3 Điều 28 của Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-VPQH 2022 Luật Bảo vệ môi trường, trong đó kể đến:
+ Dự án thuộc loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ theo đánh giá có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô Công suất lớn; những dự án thực hiện dịch vụ để xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài là nguyên liệu sản xuất;
+ Những dự án thuộc loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường mà quy mô Công suất trung bình có yếu tố nhạy cảm về môi trường; Ngoài ra còn kể đến một số các dự án không thuộc loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được xác định với quy mô Công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Khi sử dụng đất đất có mặt nước khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường thì các dự án này được xác định là dự án đầu tư nhóm I;
+ Dự án được thực hiện trong việc khai thác khoáng sản tài nguyên nước với quy mô Công suất lớn hoặc với quy mô Công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm đối với môi trường;
+ Các dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Dự án có yêu cầu di dân tái định cư mà được xác định với quy mô lớn.
– Đối với các dự án đầu tư nhóm II được quy định tại điểm c, d và e Khoản 4 Điều 28 của Luật này, cụ thể: + Nếu có dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Để tiến hành khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô công suất trung bình hoặc các dự án có quy mô Công suất nhỏ nhưng yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Liên quan đến các dự án có yêu cầu chạy mục đích sử dụng đất mà quy mô được xác định là nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
+ Một số các dự án có yêu cầu bắt buộc phải di dân tái định cư với quy mô trung bình.
– Đối với các đối tượng được quy định tại khoản 1 của Điều 30 thì nằm trong dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật thì sẽ không bắt buộc phải tiến hành đánh giá tác động môi trường. Như vậy với các nội dung phân tích nêu trên thì các đối tượng đã được liệt kê phải tiến hành đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định.
2. Quy định về xử phạt vi phạm đánh giá tác động môi trường:
2.1. Trách nhiệm kỷ luật:
Hình thức xử phạt này sẽ được áp dụng chủ yếu đối với những viên chức, công chức nhà nước hay viên chức của các tổ chức xã hội nếu nhận thấy hành vi của các cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM. Những cá nhân thuộc đối tượng nêu trên nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM, ngoài việc phải chịu hình phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có) họ còn phải chịu trách nhiệm kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, thuyên chuyển công tác hoặc buộc thôi việc. Trách nhiệm kỷ luật được thực hiện bởi cơ quan tổ chức nơi có người vi phạm pháp luật trong hoạt động ĐTM đó;
2.2. Trách nhiệm hành chính:
Căn cứ Điều 10 Nghị định 45/2022/NĐ-CP vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường thì đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức xử phạt chính được quy định khác nhau, cụ thể:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền trong việc xử lý các hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc tiến hành thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị áp dụng mức xử phạt lên tới 80 triệu đồng;
– Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường tương đương với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt có thể đạt mức tối đa là 100.000.000 đồng.
2.3. Hình thức xử phạt bổ sung:
– Nếu cá nhân tổ chức thực hiện hành vi vi phạm được quy định tại tại điểm g khoản 1 Điều 10 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì có thể bị đình chỉ hoạt động thi công, xây dựng nếu nhận thấy hành vi vi phạm làm phát sinh chất thải từ 01 tháng đến 03 tháng, mục đích khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định ;
– Hình thức đình chỉ hoạt động thi công, xây dựng cũng được áp dụng nếu trên thực tế hành vi vi phạm làm phát sinh chất thải từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.
2.4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Trong trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì sẽ buộc công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định;
– Ngoài ra, sẽ bị buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường nếu thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều này;
– Nếu thực hiện hành vi vi phạm như thực hiện hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường; không vận hành hoặc vận hành không thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; không xây lắp hoặc xây lắp không đúng công trình xử lý chất thải theo quy định tại điểm g khoản 1; điểm g khoản 2 Điều này thì sẽ buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
3. Thẩm quyền xử phạt của cục quản lý môi trường y tế đối với hành vi vi phạm đánh giá tác động môi trường:
– Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quản lý môi trường y tế đang thi hành công vụ có quyền áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm có quyền được tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính nếu giá trị của những phương tiện trong phần mềm lên đến 1 triệu đồng đồng thời có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP;
– Theo ghi nhận của thì Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục quản lý môi trường y tế cũng có quyền áp dụng mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 50 triệu đồng, nếu thấy cần thiết có thể tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn, Đình chỉ hoạt động có thời hạn và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả căn cứ vào hành vi vi phạm trên thực tế được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này;
– Quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn được giao cho Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế. Cá nhân này sẽ được áp dụng mức phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm hoặc phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng, đồng thời có thể tước quyền sử dụng giấy phép môi trường, đình chỉ hoạt động có thời hạn; nếu nhận thấy có tang vật, phương tiện để hỗ trợ thực hiện hành vi vi phạm thì có quyền ra quyết định tịch thu tang vật phương tiện này; Bên cạnh đó cũng được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 21/VBHN-VPQH 2022 Luật Bảo vệ môi trường;
– Nghị định số 45/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường