Quy định về xử lý kỷ luật đối với Đảng viên. Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ ba.
Quy định về xử lý kỷ luật đối với Đảng viên. Xử lý kỷ luật đối với Đảng viên sinh con thứ ba.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi hiện đang công tác tại cơ quan nhà nước, đang là Đảng viên. Hiện tôi vỡ kế hoạch lỡ sinh con thứ 2. Khi con tôi sinh ra, tôi đã báo cáo cả bằng miệng và bằng văn bản chi bộ cơ quan (hiện tôi đang sinh hoạt) nhưng bí thư chi bộ chỉ ầm ừ rồi không nhắc gì đến nữa (tôi nghĩ sợ ảnh hưởng đến thành tích của chi bộ cơ quan). Con tôi hiện giờ đã được 1 tuổi, tôi xin phép hỏi VP luật sư nếu tôi đã báo cáo theo trình tự các cấp thì bây giờ xét hình thức kỷ luật (khiển trách) theo quy định của Đảng thì tính từ thời gian nào? (tôi đã báo cáo nhưng tổ chức chưa kỷ luật tôi thì là tôi sai hay tổ chức sai và tôi phải làm như thế nào cho đúng quy định và điều lệ của Đảng)?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Theo Điều 10, Pháp lệnh dân số 2008 sửa đổi, bổ sung quy định:
“Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản
1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”.
Như vậy, cặp vợ chồng được phép sinh một hoặc hai con. Trường hợp bạn mới sinh con thứ 2 thì không vi phạm quy định về dân số.
– Căn cứ Điều 26 Quyết định 181-QĐ/TW quy định vi phạm quy định về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình như sau:
"1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chuẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định.
b) Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.
c) Khai báo hoặc xin xác nhận không trung thực về tình trạng sức khoẻ của vợ (chồng), con để thực hiện không đúng quy định hoặc để trốn tránh không bị xử lý do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
2. Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
Gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định."
– Tiết a Điểm 2 Chương II Hướng dẫn 09-HD/UBKTTW năm 2013 quy định về thủ tục thi hành kỷ luật đảng viên như sau:
“Về thủ tục thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:
Thi hành kỷ luật đối với đảng viên, phải thực hiện đúng các thủ tục sau đây:
+ Đảng viên vi phạm kỷ luật phải được kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật và biểu quyết về hình thức kỷ luật đối với mình. Trường hợp có đầy đủ bằng chứng, nếu đảng viên vi phạm từ chối kiểm điểm hoặc đang bị tạm giam, thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, xử lý kỷ luật.
+ Chi bộ hoặc cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị
+ Đảng viên vi phạm là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý cùng với việc kiểm điểm ở chi bộ còn phải kiểm điểm ở những tổ chức đảng nào nữa thì do cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên đó quyết định. Trường hợp đặc biệt (đảng viên vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao hoặc nội dung vi phạm liên quan đến bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không biết, hoặc đảng viên vi phạm trong cùng một vụ việc có liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp) thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ.
+ Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (cùng với
+ Cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm bị kỷ luật trình bày ý kiến trước khi quyết định kỷ luật, có thể tiến hành ngay trong cuộc họp xem xét, xử lý kỷ luật hoặc trước khi tổ chức cuộc họp đó. Những ý kiến của đảng viên trình bày phải được báo cáo trước hội nghị xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên. Trường hợp đảng viên vi phạm kỷ luật không đến được thì phải có báo cáo bằng văn bản để lưu vào hồ sơ kỷ luật.
+ Đảng viên có quyền và trách nhiệm trình bày ý kiến của mình với tổ chức đảng có thẩm quyền trước khi bị thi hành kỷ luật. Tổ chức đảng có thẩm quyền phải mời đảng viên vi phạm đến trình bày ý kiến trước khi quyết định kỷ luật; nếu vì lý do nào đó mà đảng viên vi phạm không trực tiếp đến để trình bày ý kiến với tổ chức đảng có thẩm quyền được thì phải báo cáo bằng văn bản cho tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, lưu vào hồ sơ kỷ luật. Nếu đảng viên cố tình không đến, hoặc không có báo cáo bằng văn bản thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn xem xét, xử lý kỷ luật”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, xử lý kỷ luật phải được thực hiện khi tiến hành họp chi bộ. Đảng viên vi phạm kỷ luật phải được kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật và biểu quyết về hình thức kỷ luật đối với mình. Trường hợp có đầy đủ bằng chứng, nếu đảng viên vi phạm từ chối kiểm điểm hoặc đang bị tạm giam, thì tổ chức đảng có thẩm quyền vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra có thẩm quyền trực tiếp xem xét, xử lý kỷ luật.
Trường hợp bạn bị xử lý kỷ luật. Nếu đã báo cáo nhưng tổ chức chưa kỷ luật (hơn 1 năm sau) thì là tổ chức đã sai.