Liên danh nhà thầu được hiểu như thế nào? Quy định về xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu? Bảo đảm dự thầu khi liên danh nhà thầu tham gia đấu thầu?
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, sự hợp tác liên doanh giữa các nhà thầu diễn ra phổ biến. Các nhà thầu, nhà đầu tư hợp tác với nhau để cùng tham gia vào một dự án đầu thầu và chịu trách nhiệm đảm bảo cho việc thực hiện dự án đấu thầu đó. Vậy, Quy định về xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu hiện nay như thế nào?
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 15/2021/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Liên danh nhà thầu được hiểu như thế nào?
1.1 Liên danh là gì?
Hiện nay, liên danh là cụm từ mà nhiều không còn xa lạ đối với nhiều bạn đọc hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu. Liên danh chính là việc các nhà đầu thực hiện, hợp tác với nhau cùng tham gia vào dự án.
1.2. Liên danh nhà thầu là gì?
Như vậy, pháp luật hiện nay cụ thể Luật đấu thầu đã công nhận tư cách pháp lý của nhà thầu liên danh. Liên danh trong đấu thầu được hiểu là hình thức hợp tác trên danh nghĩa của một, hai hoặc nhiều nhà thầu với nhau. Các doanh nghiệp này thực hiện hoạt động hợp tác, từ đó tiến hành dự thầu để đảm bảo điều kiện, chất lượng tham gia gói thầu. Dựa trên sự hợp tác này, các bên sẽ thực hiện công việc vì quyền lợi chung cũng như xác định nghĩa vụ cho các nhà thầu cụ thể.
Phạm vi liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu hoặc thực hiện công trình xây dựng hoặc một dự án nào đó khi mà điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư (hồ sơ mời thầu). Mỗi nhà thầu liên danh thực hiện gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án theo hồ sơ mời thầu nhằm đảm bảo các nhiệm vụ, hướng đến mục đích chung trong hợp tác.
2. Quy định về xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu:
2.1. Xác lập liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu:
Căn cứ khoản 3 điều 5
Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo nội dung tại mục 2.2 dưới đây được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh. Các trường hợp liên danh phải có
Do vậy, theo quy định nêu trên thì trong trường hợp liên danh thì các nhà thầu phải thỏa thuận cụ thể từng nhiệm vụ, công việc cũng như các quyền hạn của các thành viên liên danh, trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của nhà thầu liên quan bởi điều này liên quan trực tiếp đến trách nhiệm thực hiện công việc tương ứng năng lực kinh nghiệm và tài chính của nhà thầu. Khi hai hay nhà thầu cùng liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu khi liên danh hai nhà thầu đều là nhà thầu chính, và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc của mình.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013, Nhà thầu chính được hiểu là nhà thầu chịu trách nhiệm tham dự thầu và nhà thầu chính sẽ đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng trong trường hợp được lựa chọn. Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh.
2.2. Xác định tư cách liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định xác định tư cách liên danh nhà thầu khi tham gia đấu thầu, cụ thể như sau:
2.2.1. Đối với nhà đầu tư là tổ chức:
Thứ nhất, Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có đăng ký thành lập và hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
– Hạch toán tài chính độc lập;
– Tổ chức không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật; không đang trong quá trình giải thể;
– Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
– Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu năm 2013, cụ thể như sau:
+ Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển; phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển;
+ Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây: Chủ đầu tư, bên mời thầu; Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế; Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
+ Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.
+ Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây: Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu; Nhà thầu tư vấn thẩm định dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án.
– Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
– Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
2.2.2. Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
– Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
– Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
– Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Bảo đảm dự thầu khi liên danh nhà thầu tham gia đấu thầu:
– Căn cứ theo Khoản 6 Điều 11
Cần lưu ý rằng, tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.”
– Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 65
Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu vào văn bản hợp đồng và hợp đồng ký kết giữa các bên phải tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 và quy định pháp luật khác có liên quan.
– Đồng thời căn cứ theo quy định tại
Như vậy, trường hợp liên danh dự thầu thì các nhà thầu liên danh đều phải đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng. Thỏa thuận liên danh hợp lệ khi nội dung của thỏa thuận phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, người đứng đầu liên danh, trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; con dấu, chữ ký của các thành viên.