Theo quy định của pháp luật, ủy quyền là một dạng xác lập quan hệ đại diện, hoàn toàn có thể hiểu bị quyền là việc một người giao cho người khác sử dụng một số quyền mà pháp luật đã trao cho mình. Dưới đây là quy định của pháp luật về việc ủy quyền trong thi hành án dân sự.
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc ủy quyền trong thi hành án dân sự:
Ủy quyền trong thi hành án dân sự hiện nay đang được quy định cụ thể tại Điều 7, Điều 44 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022, Điều 51 của
1.1. Ủy quyền của người được thi hành án trong thi hành án dân sự:
Người được thi hành án theo quy định của pháp luật là các cá nhân, tổ chức và cơ quan được hưởng quyền lợi trong bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật thi hành án dân sự hiện nay có quy định khả cụ thể về những trường hợp được tiến hành hoạt động ủy quyền của người được thi hành án. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, người được thi hành án theo quy định của pháp luật sẽ có quyền tiến hành thủ tục ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 có ghi nhận, người được thi hành án sẽ hoàn toàn có quyền tiến hành thủ tục ủy quyền cho người khác thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của mình. Trong quá trình tổ chức thi hành án trên thực tế, có nhiều trường hợp, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như điều kiện sức khỏe, khoảng cách địa lý, công việc đi lại gặp nhiều khó khăn … hoặc một số lý do và trở ngại khách quan khác, người được thi hành án không thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ, khi đó có thể ủy quyền cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Người được ủy quyền trong trường hợp này có thể được xác định là luật sư, các trạm giúp viên pháp lý, hoặc bất cứ ai có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể thực hiện công việc được ủy quyền. Phạm vi ủy quyền của người được thi hành án theo quy định của pháp luật ghi nhận là rất rộng, người được thi hành án hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình. Việc xác lập văn bản ủy quyền cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan đến quan hệ ủy quyền của người được thi hành án sẽ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Thứ hai, ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 có ghi nhận, người được thi hành án có thể tự mình yêu cầu thi hành án hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói, hoặc có thể gửi đơn thông qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền. Người yêu cầu cần phải nộp bản án, quyết định và các giấy tờ tài liệu khác có liên quan trong quá trình yêu cầu thi hành án. Theo đó, bên cạnh cách thức thông thường đó là tự mình yêu cầu thi hành án, thì người được thi hành án còn có thể thực hiện quyền yêu cầu của mình thông qua hoạt động ủy quyền cho người khác. Như vậy có thể nói, đương sự là người được thi hành án, người phải thi hành án có thể tự mình thực hiện quyền yêu cầu thi hành án hoặc có thể tiến hành hoạt động ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục yêu cầu thi hành án thay cho mình. Việc yêu cầu thi hành án được tiến hành bởi người ủy quyền cũng được xem là một trong những trường hợp yêu cầu hợp lệ.
Thứ ba, ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án. Người được thi hành án theo quy định của pháp luật hoàn toàn có quyền tự mình xác minh và cung cấp thông tin, hoặc có thể ủy quyền cho người khác xác minh và cung cấp thông tin về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điều 44 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 có ghi nhận, người được thi hành án hoàn toàn có quyền tự mình xác minh hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án trên thực tế, cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến tài sản, khả năng thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho các cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, người được thi hành án hoàn toàn có quyền ủy quyền cho luật sư, ủy quyền cho thừa phát lại, hoặc ủy quyền cho bất kỳ các cá nhân, chủ thể nào khác trong xã hội để thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành.
Thứ tư, ủy quyền thực hiện hoạt động khiếu nại về thi hành án dân sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 140 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 có ghi nhận, được sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoàn toàn có quyền khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, của chấp hành viên nếu có đầy đủ căn cứ cho rằng, quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của các chủ thể đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của mình. Vì vậy, người được thi hành án hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
1.2. Ủy quyền của người phải thi hành án trong thi hành án dân sự:
Người phải thi hành án theo quy định của pháp luật là các cá nhân, tổ chức và cơ quan có nghĩa vụ trong bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền. Tương tự giống như người được thi hành án, người phải thi hành án cũng có quyền ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án phải ủy quyền cho người khác thực hiện hoạt động khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự … Tuy nhiên, người phải thi hành án được xác định là các chủ thể có nghĩa vụ đối với bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật, vì vậy phạm vi ủy quyền của người phải thi hành án có những hạn chế nhất định so với người được thi hành án. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, người phải thi hành án có quyền tự mình yêu cầu thi hành án hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Thứ hai, trường hợp người phải thi hành án ủy quyền khi xuất cảnh. Theo quy định của pháp luật, đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định có hiệu lực của pháp luật liên quan đến tiền, tài sản mà thuộc một trong những trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh, bao gồm:
– Có đầy đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ, và đã thực hiện hoạt động ủy quyền cho người khác thay mặt cho họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó, hoạt động ủy quyền phải được lập thành văn bản, phải có công chứng và không được phép hủy ngang;
– Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đầy đủ tài sản, người được ủy quyền cam kết sẽ thi hành án và thực hiện nghĩa vụ thay cho người ủy quyền, hoạt động ủy quyền bắt buộc và được lập thành văn bản phải có công chứng và không được phép hủy ngang.
Theo đó thì có thể nói, hoạt động ủy quyền của người phải thi hành án có thể được diễn ra khi họ tiến hành thủ tục xuất nhập cảnh.
2. Người được thi hành án có được uỷ quyền toàn bộ việc thi hành án cho người khác thực hiện không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 có quy định về vấn đề tiếp nhận và từ chối yêu cầu thi hành án. Theo đó, được sự có quyền tự mình yêu cầu thi hành án hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn, hoặc có thể trình bày thông qua lời nói, hoặc gửi đơn thông qua bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền. Người yêu cầu sẽ cần phải nộp kèm theo bản án, quyết định và các giấy tờ tài liệu khác có liên quan. Ngày yêu cầu thi hành án sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày người yêu cầu nộp đơn yêu cầu hoặc trình bày yêu cầu trực tiếp hoặc ngày đóng dấu bưu điện.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 có quy định về việc xác minh điều kiện thi hành án. Theo đó, người được thi hành án sẽ có quyền tự mình xác minh hoặc ủy quyền cho người khác tiến hành hoạt động xác minh điều kiện thi hành án phải cung cấp đầy đủ các thông tin và giấy tờ tài liệu liên quan đến tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho các cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp chấp hành viên nhận thấy cần thiết hoặc kết quả xác minh của các chấp hành viên và người được thi hành án có sự khác nhau, có sự mâu thuẫn, hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp có thẩm quyền thì cần phải tiến hành hoạt động xác minh lại. Hoạt động xác minh lại sẽ được tiến hành trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do các đương sự cung cấp hoặc được tính kể từ ngày nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân.
Theo đó thì có thể nói, người được thi hành án hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thay mình yêu cầu thi hành án, ủy quyền cho người khác thay mình xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp đầy đủ các loại thông tin và giấy tờ liên quan đến tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho các cơ quan có thẩm quyền.
3. Thời hạn tự nguyện thi hành án là bao nhiêu lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Văn bản hợp nhất luật thi hành án dân sự năm 2022 có quy định về thời hạn tự nguyện thi hành án. Cụ thể như sau:
– Thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc bắt đầu được tính kể từ ngày nhận được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án;
– Trong trường hợp cần phải tiến hành thủ tục ngăn chặn người phải thi hành án khi nhận thấy họ có dấu hiệu và có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc có các hành vi khác nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thi hành án, thì các chấp hành viên sẽ cần phải áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời căn cứ theo quy định tại Chương IV của Luật thi hành án dân sự.
Theo đó thì có thể nói, thời hạn tự nguyện thi hành án hiện nay được xác định là 10 ngày bắt đầu được tính kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án, hoặc được tính kể từ ngày người phải thi hành án nhận được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH 2022 Luật Thi hành án dân sự;
– Nghị định 62/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;
– Nghị định 33/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
THAM KHẢO THÊM: