Quy định về việc cưỡng chế thi hành án dân sự. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
Quy định về việc cưỡng chế thi hành án dân sự. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
Tóm tắt câu hỏi:
Anh/chị cho em hỏi: Sau khi ly hôn, Tòa ra Quyết định buộc em phải chu cấp nuôi con. Chi cục Thi hành án dân sự Tân Uyên ra quyết định thi hành và gửi cho em. Vì chưa đủ điều kiện thi hành nên em làm đơn xin xem xét gửi cho Chi cục Thi hành án dân sự Tân Uyên kèm theo Quyết định nâng lương gần đây nhất, bản sao y 03 tháng lương gần nhất và sao kê toàn bộ các khoản thu nợ của ngân hàng (In từ ngân hàng) để chứng minh chưa đủ điều kiện. Nhưng sau 1 tháng thì em lại nhận được quyết định thi hành án của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thủ Dầu Một yêu cầu em thực hiện cấp dưỡng nuôi con. Lúc này em lại tiếp tục làm Đơn xin xem xét và kèm theo các giấy tờ chứng minh như lần gửi chi cục Chi cục Thi hành án dân sự Tân Uyên gửi cho Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thủ Dầu Một. Tuy nhiên sau đó Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thủ Dầu Một lại gửi một văn bản vào cơ quan em đang công tác với nội dung "…. đến nay ông Lừng không những không thi hành mà trái lại còn làm đơn xin xem xét….. Đề nghị Sở nông nghiệp cung cấp thu nhập và các phải trừ từ thu nhập của ông lừng…….Đồng thời đề nghị Ban Giám đốc và cấp Ủy Đảng vận động ông lừng thi hành án…., Tránh để cưỡng chế thi hành án theo pháp luật…." Với sự việc như vậy cho em hỏi:
1. Hai (02) cơ quan thi hành án làm việc như vậy có đúng quy định pháp luật không?
2. Chi cục Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thủ Dầu Một có văn bản gửi đến cơ quan em như vậy có đúng quy định không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Có điều kiện thi hành án là trường hợp người phải thi hành án có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản; tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án.
Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định cưỡng chế thi hành án như sau:
“Điều 46. Cưỡng chế thi hành án
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.”
Trong trường hợp hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà bạn không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành án đối với bạn.
Đối với việc cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền, cơ quan thi hành án dân sự có thể lựa chọn khấu trừ tiền trong tài khoản, Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án, Thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ, Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ.
Theo như bạn trình bày, bạn đang làm việc tại cơ quan nhà nước, có tiền lương hàng tháng, do đó, cơ quan thi hành án dân sự có thể lựa chọn biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án theo quy định tại Điều 78 Luật thi hành án dân sự 2008 như sau:
“Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự;
b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Trong trường hợp bạn đủ điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án trong thời gian theo quy định thì cơ quan thi hành án dân sự có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, gửi đến cơ quan bạn để trừ vào thu nhập hàng tháng.