Quy định về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch? Các giải pháp bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch?
Hiện nay du lịch là một trong số các lĩnh vực dược xem là phát triển nhất và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta. Tuy nhiên vấn đề mà tất cả các quốc gia trong đó có Việt nam quan tâm đó là làm thế nào để bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Theo đó hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có các quy định riêng về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Vậy để biết những quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch như thế nào. Bài viết dưới đây do
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch:
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Luật sư cho tôi hỏi pháp luật quy định thế nào về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ dựa theo quy định tại điền 66. Bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch Luật môi trường 2020 quy định cụ thể như sau:
1. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, đơn vị tổ chức lễ hội phải thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 59 của Luật này.
2. Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, địa điểm diễn ra lễ hội phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy định, quy chế giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường;
b) Thải bỏ chất thải đúng nơi quy định; hạn chế phát sinh chất thải nhựa;
c) Giữ gìn vệ sinh công cộng;
d) Không xâm hại cảnh quan môi trường và các loài sinh vật.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch; phát triển cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch thân thiện môi trường;
b) Tổ chức thực hiện quy định về khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
Như vậy chúng ta thấy pháp luật đã có các quy định rất cụ thể đối với hạt động bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực du lịch, hiện nay thực tế cho thấy, việc phát triển du lịch “nóng” thời gian qua đã kéo theo những vấn đề môi trường rất lớn, nhưng việc xử lý thì chưa tương xứng, chưa triệt để, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Ý thức du khách trong bảo vệ môi trường chưa cao, còn xả rác bừa bãi tại các khu, điểm du lịch và đặc biệt là việc tổ chức thu gom chưa có đầu tư sâu, không tập trung thống nhất đã khiến cho vấn đề rác thải trong du lịch trở thành nỗi sợ trầm kha đối với mọi người trong xã hội.
Trước hết, trong quy hoạch phát triển, cần xây dựng cơ chế chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển loại hình du lịch xanh gắn với bảo tồn tài nguyên, thân thiện với môi trường, như: Du lịch sinh thái; Du lịch gắn với bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ du khách… Cạnh đó, các địa phương và ngành du lịch cũng cần xây dựng cơ chế để thành lập và phát huy hiệu quả các quỹ môi trường trong hoạt động du lịch.
Môi trường luôn là cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch. Khai thác du lịch quá mức nhưng không chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường là một hình thức tận diệt ngành “công nghiệp không khói”. Thế nên, ngay trong lúc này, trước khi mở cửa du lịch cần phải tận dụng thời gian “vàng”, triệt để củng cố quản lý, khai thác gắn với gìn giữ môi trường du lịch bền vững.
2. Các giải pháp bảo vệ môi trường trong các hoạt động du lịch:
Hạn chế sử dụng đồ nhựa 1 lần
Có rất nhiều cách để bảo vệ môi trường khi đi du lịch. Đơn giản nhất, bạn hãy lựa chọn các sản phẩm tự nhiên dùng lâu dài thay cho nhựa dùng 1 lần. Các dụng cụ tái chế cũng là lựa chọn hoàn hảo cho các bạn có ý định du lịch nhiều nơi. Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều sản phẩm tiện ích du lịch với nhiều mẫu mã và giá cả tương đối phải chăng. Ngại gì mà không thay đổi thói quen du lịch bằng hành động nhỏ này?
Nghiên cứu trước tác động của du lịch lên môi trường bản địa
Nghiên cứu qua 1 số hoạt động giải trí phổ biến và tác động của nó lên hệ sinh thái cũng là 1 trong những cách bảo vệ môi trường khi đi du lịch đó. Chẳng hạn, có rất nhiều tour du lịch cho phép bạn có thể cưỡi voi trong quá trình tham quan hoặc thả đèn hoa đăng dưới các dòng sông. Tuy nhiên, những hành trình này có tác động không hề tốt đến hệ sinh thái nên tốt nhất là bạn hãy lựa chọn các sản phẩm du lịch thay thế khác nhé.
Lựa chọn các công ty du lịch hướng tới vấn đề hệ sinh thái xanh
Hiện nay, không quá khó để bạn tìm kiếm được các công ty cung cấp các dịch vụ hướng đến hoạt động bảo vệ môi trường khi đi du lịch. Khi trải nghiệm chuyến du lịch của mình, bạn vẫn hoàn toàn có thể thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên mà không phải lo lắng về vấn đề môi trường. Các tour du lịch sinh thái, trải nghiệm đời sống nông dân hay nhà vườn là những lựa chọn thú vị đó.
Quyết định phương tiện di chuyển trong chuyến đi
Ngày nay, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại phương tiện của mình để bảo vệ môi trường khi đi du lịch. Những chuyến bay giảm thiểu khí thải đến các miền biển đẹp mê li ở Vũng Tàu, Phan Thiết, những chuyến xe điện đi vòng quanh Tam Chúc hay đạp xe ở khu nghỉ dưỡng là những gợi ý không hề tệ. Ngoài ra, nếu bạn đi với các bé thì việc trải nghiệm các loại phương tiện ít khói bụi này sẽ rất an toàn và thú vị đó.
Vì vậy, để phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi phải đẩy mạnh các hoạt động BVMT, ngành du lịch cần xây dựng năng lực quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương; hoàn thiện chương trình, kế hoạch hành động trước mắt và lâu dài về BVMT của ngành, đặc biệt là công tác đầu tư; có những biện pháp tác động đến hành vi của các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch, bao gồm cả cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng.
Bên cạnh đó, tăng cường năng lực kiểm soát, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động du lịch; Đảm bảo sự đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành được tiến hành hợp lý, có sự đánh giá đầy đủ những tác động đến môi trường và biện pháp giảm thiểu; Tăng cường những chương trình, kế hoạch về ưu tiên phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch; Việc khai thác tài nguyên du lịch phải được kiểm soát và phù hợp với khả năng duy trì, tái tạo của tài nguyên; Đẩy mạnh phối hợp với ngành liên quan để kiểm soát các tác động từ hoạt động du lịch, cũng như hoạt động phát triển kinh tế – xã hội lên môi trường.
Yêu cầu đặt ra đối với công tác bảo vệ môi trường du lịch đòi hỏi vai trò quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước cả trong lĩnh vực môi trường và du lịch, do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ, tuyên truyền, giáo dục cho người dân, cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong trường hợp cần thiết, phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Bên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường du lịch cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, bởi môi trường là vấn đề mang tính chất liên ngành, liên vùng. Ngoài chủ trương chính sách, hành động cụ thể, cần có giải pháp đồng bộ với sự tham gia của các ngành, tránh gây ra những tác động xấu lên môi trường
Như vậy theo như bài đọc chúng ta thấy được điểm chính của Quy định về việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường