Quy định về việc bán tài sản chung của gia đình. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Quy định về việc bán tài sản chung của gia đình. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Cho cháu hỏi bây giờ ông nội với các con cùng đồng ý bán nhà nhưng còn 1 người con mới sinh ra đã cho làm con nuôi cách đây mấy chục năm nay không có liên lạc. Vậy khi bán nhà người đó có còn liên quan gì đến không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2005;
2. Luật sư tư vấn:
Trường hợp thứ nhất, nếu sổ đỏ của mảnh đất đứng tên ông nội bạn, đây là tài sản riêng của ông nội bạn, các con chỉ là người sống chung trên mảnh đất đó thì được xác định là đất của ông nội bạn, không phải là tài sản chung của hộ gia đình. Việc bán tài sản của ông nội bạn không cần sự đồng ý của các cong vì đây là tài sản hợp pháp của ông bạn nên ông bạn có toàn quyền định đoạt, sử dụng tài sản đó theo quy định tại Điều 164 Bộ luật dân sự 2005 về quyền sở hữu:
"Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản."
Điều 165 Bộ luật dân sự 2005 quy định nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu:
"Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác".
Điều 170 – Bộ luật dân sự 2005. Căn cứ xác lập quyền sở hữu
"Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền"
Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 168
" 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dận sự qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ vào các quy định trên, chủ mảnh đất được quyền bán phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình như bình thường. Những người khác còn lại trong gia đình không có quyền can thiệp vào việc này.
Trường hợp thứ hai: Đây là tài sản chung của ông bà bạn, bà bạn đã mất. Nếu bà bạn có di chúc để lại thì tiến hành phân chia di sản
Khối tài sản chung chia làm hai phần bằng nhau, phần của ông bạn thuộc quyền sở hữu của ông bạn không ai có quyền tranh chấp, phần của bà bạn sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005:
"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;"
Như vậy, nếu ông bạn muốn bán khối tài sản chung này thì phải được sự đồng ý của các con bao gồm cả người con đã cho làm con nuôi cách đây mấy chục năm. Nếu không còn liên lạc được với người này thì gia đình bạn thực hiện thủ tục tuyên bố chết hoặc tuyên bố mất tích sau đó mới tiến hành bán tài sản này.