Quy định về trường phổ thông dân tộc bán trú? Quy định về trường phổ thông dân tộc nội trú?
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiều loại hình trường lớp khác nhau với những điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau, phân bố trên những địa bàn khác nhau, những điều kiện dạy học và phương thức tổ chức của mỗi loại hình nhà trường không giống nhau. Khác với trường phổ thông bình thường, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc bán trú có những đặc thù về đối tượng học sinh, về tổ chức dạy và học, về cơ sở vật chất, về nội trú, bán trú (sinh sống và học tập). Các đặc trưng này được ghi nhận trong các văn bản pháp luật và trên cơ sở nắm bắt được các quy định đó, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ có sự phân tích và bình luận về các quy định về trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú.
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Thông tư 30/2015/TT BGDĐT sửa đổi một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú ban hành kèm theo Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
–
Trước khi đi vào phân tích các nội dung cụ thể, tác giả khái quát vấn đề như sau: Trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú là trường chuyên biệt, được quy định tại Điều 61
1. Quy định về trường phổ thông dân tộc bán trú?
1.1. Trường phổ thông dân tộc bán trú là gì?
Khái niệm về trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT, theo đó: “Trường phổ thông dân tộc bán trú là trường chuyên biệt, được Nhà nước thành lập cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.“. Tính chất chuyên biệt thể hiện ở đối tượng học sinh được áp dụng và điều kiện học sinh được áp dụng. Trường phổ thông dân tộc bán trú là các trường công lập.
1.2. Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc bán trú?
Trường phổ thông dân tộc bán trú bên cạnh thực hiện các nhiệm vụ theo điều lệ của trường trung học phổ thông thì còn phải thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Thông tư 30/2015/TT BGDĐT, bao gồm:
– Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú. Đây là nhiệm vụ nhằm tìm kiếm “đầu vào” cho các trường phổ thông dân tộc bán trú, bao gồm hồ sơ bán trú, tiếp nhận hồ sơ bán trú; thành lập Hội đồng xét duyệt; dự kiến số lượng học sinh bán trú; thời gian tổ chức xét duyệt học sinh bán trú. Số lượng học sinh bán trú thường là không nhiều để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho các em.
– Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù phù hợp. Việc tổ chức học tập và sinh hoạt theo hình thức bán trú buộc cơ sở giáo dục phải có cách tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp như quản lý hoạt động bán trú, giáo dục chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng và định hướng nghề nghiệp đúng đắn.
– Tổ chức nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú. Với việc tổ chức cho học sinh được học tập, sinh sống, sinh hoạt tại nhà trường, việc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe, đảm bảo sự phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ, lúc này, nhà trường dường như đang đóng vai là “ngôi nhà thứ hai” của học sinh.
– Thực hiện chế độ chính sách theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này. Đây là chính sách ưu tiên được nhà nước ghi nhận và dành riêng cho nhà trường, giáo viên, học sinh trường dân tộc bán trú, xuất phát từ đặc thù của trường dân tộc bán trú.
– Thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của trường PTDTBT. Đây là các hoạt động nhằm khuyến khích, huy động các cá nhân, tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ, thúc đẩy, phục vụ, ủng hộ các hoạt động giáo dục tại các trường phổ thông dân tộc nội trú.
1.3. Chính sách đối với trường phổ thông dân tộc bán trú?
Chính sách đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại Điều 6, Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT. Nội dung được ghi nhận tại Điều luật này vừa có chung vừa có riêng, tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung vào các chính sách ưu đãi, chẳng hạn:
– Trường phổ thông dân tộc bán trú được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh bán trú. Các cơ sở vật chất, thiệt bị bao gồm nhà ở, giường nằm, nhà tắm và công trình vệ sinh cho học sinh bán trú; Nhà bếp, phòng ăn, công trình nước sạch cùng các trang thiết bị kèm theo và các dụng cụ học tập. Nhà nước hỗ trợ đầu tư thông qua việc cấp ngân sách và thực hiện thông qua nhà trường, học sinh bán trú không phải chuẩn bị các cơ sở vật chất, thiết bị này.
– Cán bộ quản lý và giáo viên được hưởng chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Chính sách này là chính sách ưu đãi trong lương, điều kiện chăm sóc sức khỏe, ưu đãi về biên chế nhằm đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho cán bộ quản lý, giáo viên để họ có động lực gắn bó và hoạt động nghề nghiệp hiệu quả.
– Nhân viên và học sinh bán trú được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước. Học sinh bán trú là học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, do đó, việc hưởng các chính sách ưu đãi thể hiện sự quan tâm của nhà nước trong việc phát triển toàn diện, công bằng để mọi học sinh được học tập.
2. Quy định về trường phổ thông dân tộc nội trú?
2.1. Trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
Khái niệm về trường phổ thông dân tộc nội trú cũng được xây dựng tương tự như trường phổ thông dân tộc nội trú, cụ thể tại Khoản 1, Điều 2
2.2. Nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc nội trú?
Trường phổ thông dân tộc nội trú vừa phải thực hiện nhiệm vụ của trường trung học quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành và các nhiệm vụ quy định tại Điều 3, Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT, ví dụ:
– Tuyển sinh đúng đối tượng và chỉ tiêu được giao hằng năm. Đây là nhiệm vụ đầu tiên mà trường phổ thông dân tộc nội trú phải đảm bảo. Nhiệm vụ này cũng khiến cho trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú khác nhau về số lượng học sinh cũng như cách đánh giá và tuyển sinh học sinh.
– Giáo dục học sinh về chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam; ý thức tham gia phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở vùng khó khăn sau khi tốt nghiệp. Đây là nhiệm vụ trọng tâm nhất của trường phổ thông dân tộc nội trú, là hoạt động giáo dục nhằm tác động đến nhận thức và thay đổi tư duy về việc hiểu đúng chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước, hiểu rõ bản sắc văn hóa, truyền thông dân tộc từ đó hình thành nên tình yêu quê hương, đất nước và luôn sẵn sàng phục vụ cho quê hương, đất nước.
– Giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội phù hợp với học sinh phổ thông dân tộc nội trú. Bởi vì 100% học sinh đều thực hiện nội trú tại trường đối với toàn bộ thời gian, đó, trường phổ thông dân tộc nội trú được coi là ngôi nhà, nơi các em học sinh được sinh sống, học tập, rèn luyện, việc giáo dục kỹ năng sống rất quan trọng, ví dụ như kỹ năng sống tập thể, chăm sóc bản thân, kỹ năng phòng tránh bị xâm hại,… các kỹ năng hoạt động xã hội, đoàn thể, giúp đỡ người khác.
2.3. Chính sách ưu tiên đối với trường phổ thông dân tộc nội trú?
Chính sách ưu tiên đối với trường phổ thông dân tộc nội trú được ghi nhận tại Điều 7 Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT, theo đó, về cơ bản chính sách ưu tiên giữa trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú là như nhau:
Chẳng hạn:
“1. Trường PTDTNT được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí giáo viên, nhân viên và ngân sách để đảm bảo thực hiện chương trình, nội dung giáo dục và các nội dung giáo dục đặc thù, việc dạy học, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh.
2. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường PTDTNT được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.“
Điểm khác nhau trong việc nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giữa trường phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông dân tộc bán trú là: Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước ưu tiên đầu tư, trong khi đó trường phổ thông dân tộc bán trú được Nhà nước hỗ trợ đầu tư. Điều này cũng đã phản ánh được sự chú trọng, quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với trường phổ thông dân tộc nội trú. Bên cạnh đó, trường phổ thông dân tộc nội trú còn được sự hỗ trợ của Ủy ban cấp tỉnh, Ủy ban cấp huyện.