Người phạm tội tự thú, đầu thú là gì? Người phạm tội tự thú, đầu thú tiếng Anh là gì? Quy định về trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú? Mẫu biên bản tiếp nhận người đầu thú, tự thú tham khảo?
“Đầu thú” và “tự thú” là hai trường hợp được quy định khác nhau nên có thể sẽ ảnh hưởng tới việc xem xét áp dụng nhiều chế định liên quan (như miễn trách nhiệm hình sự, đánh giá là tình tiết giảm nhẹ loại nào để có cơ sở quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, xem xét loại hình phạt…). Và Khi người phạm tội thực hiện đầu thú hoặc tự thú thì sẽ được hưởng những chính sách khoan hồng của nhà nước và pháp luật. Vậy pháp luật có quy định như thế nào về trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú?
Căn cứ pháp lý:
–
1. Người phạm tội tự thú, đầu thú là gì?
Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
Người phạm tội tự thú, đầu thú là quy định được ghi nhận lần đầu tiên tại
Theo Công văn của
2. Người phạm tội tự thú, đầu thú tiếng Anh là gì?
Người phạm tội tự thú, đầu thú tiếng Anh là “Offenders confessing or surrendering”.
3. Quy định về trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú
Người phạm tội tự thú, đầu thú được quy định tại Điều 152, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
“1. Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm
2. Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.”
Cơ quan có thẩm quyền:
– Sau khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
– Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải kiểm tra xem tội phạm tự thú, đầu thú có thuộc thẩm quyền điều tra của mình hay không. Nếu thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, việc thông báo phải bằng văn bản. Trong trường hợp xác định tội phạm tự thú, đầu thú không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền đề tiếp nhận, giải quyết.
– Điều luật bổ sung thêm trường hợp người phạm tội đầu thú so với quy định tương ứng của
– Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản về việc tự thú, đầu thú. Trong biên bản phải ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Biên bản tiếp nhận người phạm tội ra tự thú theo mẫu TBTP1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02 tháng 8 năm 2013 hướng dẫn thi hành
4. Mẫu biên bản tiếp nhận người đầu thú, tự thú tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN TIẾP NHẬN NGƯỜI PHẠM TỘI RA TỰ THÚ/ĐẦU THÚ (1)
Hồi …giờ … ngày… tháng … năm … tại …
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: ……
Chức vụ: ……
Ông/bà: ……
Ông/bà: … là người chứng kiến.
Căn cứ Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản về việc người thực hiện hành vi phạm tội ra tự thú/đầu thú đối với:
Họ tên: ………. Giới tính:…..
Tên gọi khác: …
Sinh ngày ……… tháng …. năm …… tại: …
Quốc tịch: …..; Dân tộc: …..; Tôn giáo:……
Nghề nghiệp: ………
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:…
cấp ngày…… tháng … năm ……. Nơi cấp: …
Nơi cư trú: …
(2)……
(1) Mẫu dùng khi người phạm tội đến tự thú hoặc đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản theo khoản 1 Điều 152 BLTTHS;
(2) Nội dung: Ghi tóm tắt diễn biến sự việc, lời khai của người tự thú/đầu thú và những đồ vật, tài liệu thu giữ; nếu là đồ vật, tài liệu cần niêm phong thì phải niêm phong tại chỗ và ghi vào biên bản.
…………
Tình trạng sức khỏe của người phạm tội ra tự thú/đầu thú(3):
………
Việc tiếp nhận người phạm tội ra tự thú/đầu thú kết thúc vào hồi ………giờ ..ngày……tháng…….năm …..
Biên bản đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây. Biên bản được lập thành hai bản đưa vào hồ sơ vụ án.
NGƯỜI PHẠM TỘI TỰ THÚ/ĐẦU THÚ
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
+ Những người sau đây không được làm người chứng kiến:
– Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc;
– Người dưới 18 tuổi;
– Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.
+ Người chứng kiến có quyền:
– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
– Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
– Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến;
d) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến;
– Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật.
+ Người chứng kiến có nghĩa vụ:
– Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;
– Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;
– Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;
– Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
Lời khai của người chứng kiến: Người chứng kiến trình bày những tình tiết mà họ đã chứng kiến trong hoạt động tố tụng.
Người chứng kiến phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể khác nhằm bảo đảm danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của công dân hoặc bảo đảm tính khách quan của hoạt động tố tụng; cụ thể:
Điều kiện về giới: Khi khám xét người, xem xét dấu vết trên thân thể bắt buộc phải có người cùng giới chứng kiến nhằm bảo đảm danh dự, nhân phẩm cho người bị khám xét, bị xem xét dấu vết trên thân thể (khoản 2 Điều 194, khoản 2 Điều 203
Điều kiện người chứng kiến là đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn, đại diện cơ quan, tổ chức.
Đối với những trường hợp khám xét, bắt người tại nơi cư trú, niêm phong đồ vật… bắt buộc phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn để làm người chứng kiến.
– Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến (khoản 2 Điều 113);
– Khi khám xét tại nơi làm việc của một người…, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến (khoản 2 Điều 195);
– Khi thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến (khoản 3 Điều 197);
Những quy định này nhằm bảo đảm tính khách quan, kịp thời vì chính quyền xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức là nơi diễn ra việc khám xét, bắt người, do đó, việc họ chứng kiến thể hiện tính khách quan cao.
Có những trường hợp nhất định bắt buộc phải có hai người chứng kiến bao gồm:
– Khi khám xét chỗ ở mà người có chỗ ở bị khám xét, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến. Chỉ yêu cầu 02 người chứng kiến và đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn là đủ.
– Khi khám xét nơi làm việc mà không có đại diện Cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và có 02 người chứng kiến.
– Khi khám xét phương tiện mà chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến. Đây là quy định mới nhằm bảo đảm sự chặt chẽ, khách quan, tránh sự lạm quyền, tùy tiện trong hoạt động tố tụng hình sự. Đối với những trường hợp trên, nếu như chỉ có 01 người chứng kiến là vi phạm thủ tục tố tụng.