Quy định về đầu tư PPP? Quy định về triển khai thực hiện hợp đồng đầu tư PPP?
Theo quy định của pháp luật trong đầu tư thì có rất nhiều phương thức đầu được nhà đầu tư lựa chọn trong dự án đầu tư của mình/ Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế thì đa phần là nhà đầu tư lựa chọn theo phương thức hợp đồng đầu tư PPP bởi lẽ có rất nhiều minh chứng cho việc thành công, mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư mà trong đó khi thực hiện được chắc chắn hơn bởi phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền ký kết hồ sơ thực hiện.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
– Nghị định 35/2021/ NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
1. Quy định về đầu tư PPP?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã quy định “Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership – sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP”
Theo đó, PPP là đầu tư theo hình thức đối tác công tư là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
Trong thực thế đối với hoạt động đầu tư thì hình thức này đã được triển khai từ nhiều năm nay tại Việt Nam và được lựa chọn đầu tư khá phổ biết duy trì được cả về chất lượng và số lượng.
Trong hình thức đầu tư PPP thường sẽ thiết lập quan hệ đối tác giữa cơ quan nhà nước và chủ đầu tư qua một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý hoặc một số cơ chế khác. Chình vì vậy, các bên sẽ đồng ý chia sẻ các trách nhiệm liên quan tới việc lên kế hoạch và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng.
Về đặc điểm của PPP sẽ bao gồm những đặc điểm như sau:
+ Chủ thể hợp đồng PPP bao gồm cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
+ Hợp đồng PPP có liên quan đến các công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ công
+ Mỗi dự án PPP sẽ có một loại hợp đồng tương ứng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng loại hình, các hợp đồng tương ứng được quy định tại
Như vậy, thông qua chuỗi hoạt động về hình thức đầu tư PPP này thì đây là hình thức ra đời nhằm tối đa hóa hiệu quả của dự án công, đảm bảo chất lượng cáo cho các công trình công cọng à tận dụng tối đa, không lãng phí ngân sách nhằm đem lại lợi ích cho nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân tham gia và cả công chúng sử dụng dịch vụ công.
Theo đó, khi áp dụng hình thức đầu tư PPP sẽ mang lại những lợi thế cho cả hai bên như thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả của quá trình phân phối, quản trị cũng như việc quản lý các dự án, nguồn nhân lực thực hiện dự án khá cao và có nhiều khả năng tiếp cận các công nghệ mới nhất bao gồm cả phần cứng và phần mềm có thể nắm bắt duy trì và thực hiện. Ngoài ra, việc áp dụng các mô hình PPP có thể không yêu cầu chi tiền mặt ngay lập tức, do đó giảm gánh nặng chi phí thiết kế và xây dựng.
2. Quy định về triển khai hợp đồng đầu tư PPP?
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 của
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì hiện nay Việt Nam cho phép thực hiện các dự án sau:
–
– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO):
– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT):
– Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO):
– Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vu (BTL):
– Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT):
– Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M):Là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.
Theo quy định tại Điều 27 của Luật Đầu tư năm 2014 quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP như sau:
– Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.
– Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.
Khi lựa chọn nhà đầu tư thì việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi có báo cáo nghiên cứu khả thi được bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Trong việc thực hiện hợp đồng đối tác công tư thì theo quy định phải do cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP sau đó tiến hành triển khai dự án đầu tư. Tại Điều 5 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định về cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP bao gồm:
Thứ nhất là cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện dự án đầu tư PPP sẽ có:
– Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Cơ quan, tổ chức được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập và được giao dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Thứ hai là cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP sẽ có: các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Cơ quan, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Trường hợp dự án thuộc phạm vi quản lý của nhiều cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư hoặc trong trường hợp thay đổi cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định giao một cơ quan làm cơ quan có thẩm quyền.
Khi có quyết định đầu tư theo hợp đồng đầu tư PPP sau khi cơ quan có thẩm quyền ký kết thì sẽ được Hội đồng thẩm định dự án PPP thực hiện các nhiệm vụ thẩm định các báo cáo nghiên cứu, thẩm định cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ thẩm định báo cáo nghiên cứu do Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư.Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định dự án PPP trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Trong quá trình thẩm định dự án có kết quả đưa vào hoạt động thì phải đáp ứng một số nguyên tắc quản lý đầu tư đáp ứng nhu cầu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, bảo đảm và tận dụng việc sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước trong dự án PPP,….
Sau khi hoàn thành xong các thủ tục ký hợp đồng là thẩm định các báo cáo tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu đã loại bỏ được các hành vi cấm trong thực hiện hợp đồng đầu tư theo phương thức PPP thì cơ quan, nhà đầu tư lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với dự án của mình để thực hiện chủ chương đầu tư dự án PPP theo trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Điều kiện để lựa chọn dự án thầu theo hình thức PPP gồm sự cần thiết trong đầu tư, không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư, phương thức đầu tư có lợi thế nhiều hơn so với phương thức khác,… từ đó đưa ra các quyết định gửi hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP, nội dung trong quyết định thực hiện chủ trương, điều chỉnh chủ trương,…sau đó gửi lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện hợp đồng PPP.
Như vậy, phương thức thực hiện hợp đồng đầu tư PPP là một phương thức có lợi thế khá lớn đối với các dự án đầu tư được thực hiện theo cả một quy trình bao gồm nhiều bước từ xác định cơ quan có thẩm quyền thực hiện, cơ quan có thẩm quyền đăng ký đầu tư cho đến việc lập báo cáo, thẩm định các báo cáo nghiên cứu chủ trương dự án đầu tư quyết định lựa chọn đối tượng là nhà thầu, dự án đầu tư.