Hiện nay, quyền lợi của người tiêu dùng luôn luôn được đặt lên hàng đầu, các loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng và hàng hóa có khuyết tật là một trong những căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nhằm mục đích bảo vệ tối đa lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng. Dưới đây là quy định của pháp luật về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật.
Mục lục bài viết
1. Quy định về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật:
Trước hết, pháp luật đã giải thích cụ thể về sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật. Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có đưa ra khái niệm về sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật. Theo đó, sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là các loại sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng an toàn cho người tiêu dùng, các loại sản phẩm và hàng hóa có khả năng gây ra thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người tiêu dùng tuy nhiên vẫn chưa được phát hiện tại thời điểm sản phẩm và hàng hóa đó được cung cấp ra thị trường, mặc dù sản phẩm và hàng hóa đó được sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật hiện hành. Có thể kể đến các loại sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật bao gồm:
– Sản phẩm và hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ quá trình thiết kế kỹ thuật;
– Sản phẩm và hàng hóa được sản xuất đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, vận chuyển, chế biến, sử dụng và lưu trữ;
– Các loại sản phẩm và hàng hóa tìm ẩn nguy cơ gây mất an ninh an toàn trong quá trình sử dụng, tuy nhiên không có hướng dẫn cụ thể/không cảnh cáo đầy đủ cho người tiêu dùng.
Vì vậy, việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật là một hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Quá trình thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023. Theo đó, Điều 33 quy định cụ thể về vấn đề thu hồi sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật. Sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật bao gồm:
– Các sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật nhóm A là các loại sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc thiệt hại về sức khỏe cho người tiêu dùng;
– Các sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật nhóm B là các loại sản phẩm và các loại hàng hóa có khả năng gây thiệt hại đến tài sản của người tiêu dùng;
– Các sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, có khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe hoặc tài sản của người tiêu dùng thì sẽ được áp dụng các quy định đối với sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật nhóm A.
Cụ thể, trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật nhóm A và hàng hóa có khuyết tật nhóm B được quy định như sau:
Thứ nhất, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân kinh doanh khi hàng hóa có khuyết tật nhóm A. Trong trường hợp phát hiện ra các loại hàng hóa và sản phẩm tồn tại khuyết tật nhóm A, các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh sẽ tự mình bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng hoặc theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước hoặc yêu cầu của các cơ quan quản lý ngành nghề liên quan sẽ cần phải có trách nhiệm sau đây:
– Cần phải kịp thời tiến hành đầy đủ mọi biện pháp cần thiết trong phạm vi chức năng, khả năng của mình để ngưng toàn bộ hoạt động cung cấp sản phẩm, thu hồi sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
– Công khai thông tin về sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật, công khai hoạt động thu hồi sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật đó theo hình thức niêm yết tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, đăng tải trên các trang thông tin điện tử của cơ sở kinh doanh, đăng tải trên các phần mềm ứng dụng của các tổ chức và cá nhân kinh doanh cho đến khi kết thúc hoạt động thu hồi sản phẩm có khuyết tật nhóm A;
– Thông báo công khai về sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật trên thị trường, thông báo công khai về việc thu hồi sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật đó ít nhất 05 số báo liên tiếp hoặc 05 ngày liên tiếp trên đài phát thanh truyền hình, trên báo in, báo điện tử ở cấp trung ương hoặc địa phương nơi các sản phẩm và hàng hóa đó đang lưu thông.
Thứ hai, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân kinh doanh khi sản phẩm có khuyết tật nhóm B. Theo đó, trong trường hợp phát hiện ra các hàng hóa có khuyết tật nhóm B, các tổ chức và cá nhân kinh doanh có thể tự mình bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng hoặc theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, cần phải có các trách nhiệm như sau:
– Kịp thời tiến hành các biện pháp cần thiết để ngừng quá trình cung cấp, thu hồi sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
– Công khai toàn bộ thông tin liên quan đến sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật, công khai thông tin về việc thu hồi sản phẩm và hàng hóa đó theo hình thức niêm yết công khai tại trụ sở chính, tại địa điểm kinh doanh, đăng tải trên các trang thông tin điện tử của cơ sở kinh doanh, đăng tải trên phần mềm ứng dụng của các tổ chức và cá nhân kinh doanh cho đến khi hoạt động thu hồi sản phẩm kết thúc.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong trường hợp phát hiện hàng hóa có khuyết tật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2023 có quy định về trách nhiệm đối với sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật. Theo đó, khi phát hiện ra các sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật, các tổ chức và cá nhân kinh doanh cần phải có trách nhiệm như sau:
– Thu hồi sản phẩm có khuyết tật, xử lý sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết để bảo vệ tối đa quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình thu hồi và xử lý hàng hóa có khuyết tật;
– Báo cáo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan khác trước khi thực hiện và sau khi thực hiện việc thu hồi sản phẩm có khuyết tật, thực hiện hoạt động thu hồi đúng theo nội dung đã báo cáo với cơ quan có thẩm quyền, thông báo công khai và chịu toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi sản phẩm có khuyết tật.
Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh hoặc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh khác nơi thực hiện hoạt động thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ kiểm tra, theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện hoạt động thu hồi, bảo đảm việc thu hồi được diễn ra đúng nội dung đã báo cáo, thông báo với người tiêu dùng, bảo đảm tối đa quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, đảm bảo quá trình thu hồi sản phẩm có khuyết tật phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp thu hồi sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật được tiến hành trên địa bàn từ 02 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng ở cấp trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan ở cấp trung ương cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ kiểm tra, theo dõi sát sao.
Theo đó, khi phát hiện ra các sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật, các tổ chức và cá nhân kinh doanh cần phải tuân thủ đầy đủ các trách nhiệm nêu trên.
3. Nội dung thông báo, công khai về sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật bị thu hồi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có quy định về nội dung thông báo, công khai thông tin về sản phẩm và hàng hóa có khuyết tật bị thu hồi. Cụ thể bao gồm các nội dung sau:
– Mô tả sản phẩm, mô tả hàng hóa phải thu hồi;
– Lý do thu hồi sản phẩm, lý do thu hồi hàng hóa, cảnh báo nguy cơ thiệt hại do các khuyết tật của sản phẩm, khuyết tật của hàng hóa gây ra;
– Thời gian thu hồi, địa điểm thu hồi, phương thức thu hồi sản phẩm và hàng hóa bị khuyết tật;
– Thời gian khắc phục khuyết tật, phương pháp khắc phục khuyết tật của các loại sản phẩm và hàng hóa;
– Nội dung khác có liên quan nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
THAM KHẢO THÊM: