Đất trồng lúa có một vai trò vô cùng quan trọng bởi việc trồng và sản xuất lúa đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Vậy để tăng cường hiệu quả của loại đất này thì pháp luật quy định về trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Quy định về trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa:
1.1. Thế nào là đất trồng lúa:
Theo quy định nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Đất trồng lúa là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm các loại đất sau:
+ Đất chuyên trồng lúa nước là loại đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
+ Đất trồng lúa khác;
++ Đất trồng lúa nước còn lại là đất chỉ trồng được một vụ lúa nước trong một năm;
++ Đất trồng lúa nương.
Như vậy có thể hiểu đất trồng lúa chính là đất trồng cây hàng năm tuy nhiên chỉ được sử dụng vào mục đích trồng lúa mà không được trồng các cây hàng năm khác.
1.2. Quy định về trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa:
Quy định của pháp luật đất đai luôn có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa.
– Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất
– Nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì người trồng lúa không được chuyển sang sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp.
Căn cứ Điều 6
– Sử dụng đúng đất theo đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
– Sử dụng đất một cách có hiệu quả, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa. Nếu có trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo quy định pháp luật.
– Nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để cải tạo đồng thời làm tăng độ màu mỡ của đất trồng lúa hoặc bảo vệ môi trường sinh thái.
– Thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Nếu người sử dụng đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì:
+ Phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định
+ Không được làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng, nếu làm hư hỏng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phải có biện pháp khắc phục kịp thời.
+ Không được làm ảnh hưởng xấu tới việc sản xuất lúa ở các khu vực liền kề và phải bồi thường nếu gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất lúa của các hộ ở khu vực liền kề.
+ Nếu đất bị nhiễm mặn tạm thời trong vụ nuôi trồng thủy sản nước mặn, thì phải có biện pháp phục hồi đối với đất
– Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa:
+ Phải tuân thủ các điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa theo quy định
+ Áp dụng các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước
+ Không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề.
Nếu trong trường hợp gây ảnh hưởng xấu phải có biện pháp khắc phục kịp thời và phải bồi thường thiệt hại.
2. Quyền sử dụng đất trồng lúa có bị hạn chế không?
Quyền sử dụng đất trồng lúa bị hạn chế đối với một số đối tượng sau đó là:
+ Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
Chỉ một số đối tượng trên là không được quyền sử dụng đất trồng lúa. Tuy nhiên, Nhà nước ta luôn khuyến khích hỗ trợ người dân đóng góp và có trách nhiệm với đất trồng lúa. Chẳng hạn Nhà nước quy định chính sách hỗ trợ để bảo vệ đất trồng lúa cho địa phương sản xuất lúa như sau:
+ Hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;
+ Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa: Hỗ trợ 10 triệu đồng/ha đất trồng lúa, trừ đất trồng lúa nương được khai hoang từ đất chưa sử dụng hoặc phục hóa từ đất bị bỏ hóa…
– Vậy nếu muốn trồng cây hằng năm khác trên đất trồng lúa có được không?
Theo quy định vẫn có thể trồng cây hàng năm khác trên đất trồng lúa nhưng người sử dụng đất cần làm thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và đáp ứng một số điều kiện sau:
– Việc trồng cây hằng năm khác không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa
– Việc trồng cây hằng năm khác không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
– Việc trồng cây hằng năm khác phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác của xã, phường, thị trấn.
– Trình tự, thủ tục đăng ký trồng cây hàng năm khác trên đất trồng lúa được thực hiện như sau:
+ Trước hết là đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
– Mẫu đăng ký là Mẫu số 04.CĐ.
Nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất.
+ Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết yêu cầu:
– Nếu bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc, UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung bản đăng ký.
– Nếu bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu đã hợp lệ thì trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND xã, phường, thị trấn có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi” và đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.
Nếu không đồng ý, UBND xã, phường, thị trấn phải trả lời bằng văn bản thông báo rõ lý do cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu chuyển đổi cơ cấu.
3. Quy trình, thủ tục và các loại phí khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác:
Theo quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối đều phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối như sau:
– Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối được thực hiện theo trình tự như sau:
+ Người sử dụng đất nộp hồ sơ nêu trên
+ Cơ quan tài nguyên và môi trường tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc:
++ Thẩm tra hồ sơ
++ Xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất
++ Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
++ Trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
++ Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
+ Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
+ Cơ quan tài nguyên môi trường trả kết quả cho người sử dụng đất.
4. Mẫu đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
…, ngày….. tháng …..năm ….
ĐƠN 1….
Kính gửi: Ủy ban nhân dân 2 …
1. Người xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 3 …
2. Địa chỉ/trụ sở chính:….
3. Địa chỉ liên hệ:..
4. Địa điểm khu đất:…
5. Diện tích (m2):….
6. Để sử dụng vào mục đích: 4…
7. Thời hạn sử dụng:…
8. Cam kết sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật đất đai, nộp tiền sử dụng đất/tiền thuê đất (nếu có) đầy đủ, đúng hạn;
Các cam kết khác (nếu có)…
| Người làm đơn (ký và ghi rõ họ tên) |
——————————-
1 Ghi rõ đơn xin giao đất hoặc xin thuê đất hoặc xin chuyển mục đích sử dụng đất
2 Ghi rõ tên UBND cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
3 Ghi rõ họ, tên cá nhân xin sử dụng đất/cá nhân đại diện cho hộ gia đình/cá nhân đại diện cho tổ chức; ghi thông tin về cá nhân (số, ngày/tháng/năm, cơ quan cấp Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu…); ghi thông tin về tổ chức (Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức sự nghiệp/văn bản công nhận tổ chức tôn giáo/đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp/tổ chức kinh tế…)
4 Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư thì ghi rõ mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo giấy chứng nhận đầu tư hoặc cấp văn bản chấp thuận đầu tư
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.