Người quản lý công ty cổ phần là gì? Trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp?
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần cho thấy sự thành bại của công ty cổ phần phụ thuộc vào sự tận tâm và lòng trung thành của người quản lý công ty cổ phần. Những bổn phận mang tính đạo đức dần trở thành những trách nhiệm pháp lý của chủ thể đặc biệt này. Pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định hoặc chuẩn mực về trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần. Ở Việt Nam, trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần cũng bước đầu được quy định trong
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Luật Doanh nghiệp năm 2020.
1. Người quản lý công ty cổ phần là gì?
Khái niệm về người quản lý công ty cổ phần không được quy định một cách cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm 2020, mà dựa trên khái niệm về người quản lý doanh nghiệp tại Khoản 24, Điều 4, theo đó: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”
Theo cách định nghĩa trên, có thể hiểu người quản lý công ty cổ phần được xác định theo pháp luật và điều lệ công ty bao gồm thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc), người đại diện theo pháp luật của công ty, các chủ danh quản lý khác do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc phê chuẩn. Ngoài các chức danh trên, những người thực tế ra hoặc tham gia ra các quyết định tác động đến toàn bộ hoặc một bộ phận đáng kể của hoạt động kinh doanh của công ty hoặc có khả năng trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ đạo hoặc áp đặt ý chí lên các quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc cũng được xác định là người quản lý công ty cổ phần.
Trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần là những xử sự mang tính bắt buộc của người quản lý công ty cổ phần theo những chuẩn mực xác định khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là người quản lý công ty cổ phần. Bản chất của trách nhiệm và nghĩa vụ là gần như nhau.
2. Trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp?
Khoản 1, Điều 165 Luật Doanh nghiệp quy định rằng: Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có trách nhiệm sau đây:
Thứ nhất, thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
Điều này xuất phát từ hợp đồng uỷ quyền giữa người quản lý công ty và cổ đông trong công ty. Phạm vi uỷ quyền là thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ mà pháp luật, Điều lệ công ty quy định và Đại hội đồng cổ đông quyết định. Nếu thực hiện vượt quá phạm vi uỷ quyền này hoặc không thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng uỷ quyền thì người quản lý công ty phải chịu trách nhiệm trước công việc.
Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao gắn với tư cách là người quản lý doanh nghiệp vừa là với tư cách giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng quản trị,…
Thứ hai, thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty.
Thực tiễn cũng đã xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến hành vi sai sót, thiếu trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần gây thiệt hại cho công ty, điển hình là trong lĩnh vực ngân hàng. Nghĩa vụ cẩn trọng đòi hỏi người quản lý công ty cổ phần không được đưa ra quyết định khi không có đầy đủ thông tin. Pháp luật thừa nhận người quản ký công ty cổ phần được dựa vào thông tin được cung cấp bởi những người có thẩm quyền (như giám đốc tài chính, nhân viên kế toán được giao quyền,..).
Thực hiện nghĩa vụ một cách cẩn trọng, trung thực vì lợi ích công ty là điều đương nhiên phải thực hiện; song người quản lý phải cẩn trọng và trung thực với lợi ích của các cổ đông cũng cần giải thích thêm, bởi lợi ích của cổ đông rất đa dạng, đôi khi đối kháng lẫn nhau. Tuy vậy, có thể giải thích rằng lợi ích của công ty cũng chính là lợi ích của các cổ đông. Lợi ích của công ty được bảo đảm thì lợi ích của các cổ đông cũng được đảm bảo.
Nhìn chung, nội dung pháp lý của trách nhiệm cẩn trọng của người quản lý công ty cổ phần vẫn chưa được quy định và giải thích đầy đủ và cụ thể trong các văn bản pháp luật cũng như trong thực tiễn xét xử tại Việt Nam. Tham khảo quy định một số nước trên thế giới, tại Hoa Kỳ, “trách nhiệm cẩn trọng theo pháp luật của tiểu bang Delaware đòi hỏi thành viên Hội đồng quản trị phải cẩn trọng ở mức độ mà một người cẩn thận trung bình sẽ thực hiện trong tình huống tương tự và phải xem xét mọi thông tin hợp lý sẵn có khi ra quyết định.”
Thứ ba, trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Đây là trách nhiệm quan trọng, xuất phát từ địa vị pháp lý mà người quản lý đang có. Người quản lý công ty cổ phần là người nắm rõ các thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh và được sử dụng tài sản công ty “khá thoáng”, điều này đã tác động tâm lý khiến người quản lý dễ lạm dụng địa vị, chức vụ, nhũng nhiễu, tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho tổ chức, cá nhân khác.
Chính vì trách nhiệm này mà pháp luật một số nước trên thế giới đã quy định về giao dịch nội gián, theo đó, giao dịch nội gián là giao dịch do những người quản lý công ty thực hiện thông qua mua bán chứng khoán để trục lợi bằng việc sử dụng các thông tin bí mật mà chỉ có những quản lý điều hành công ty mới có, còn những nhà đầu tư khác không thể biết được. Đây là trường hợp người quản lý công ty sử dụng những thông tin bí mật của công ty để tư lợi cho mình và vi phạm nghĩa vụ trung thành với công ty.
Thứ tư, thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật này.
Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về các lợi ích liên quan của mình, bao gồm:
– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ làm chủ hoặc sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó.
– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ.
Tính kịp thời thể hiện ở chỗ nhanh chóng, đúng lúc cần sử dụng thông tin; tính đầy đủ và chính xác được thể hiện thông qua các nội dung buộc phải thông báo là không thiếu sót, có giấy tờ chứng minh những nội dung mình thông báo là có căn cứ. Đây là những thông tin về lợi ích của người quản lý ở các doanh nghiệp khác hoặc của người liên quan của người quản lý ở các doanh nghiệp khác. Sự minh bạch này nhằm tạo cho cổ đông cơ hội giám sát và ngăn ngừa lạm quyền của người quản lý.
Thứ năm, trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Bên cạnh các trách nhiệm chung nêu trên, người quản lý công ty sẽ còn phải có các trách nhiệm riêng gắn với chức vụ mà họ đảm nhận, ví dụ: Nghĩa vụ của giám đốc, tổng giám đốc ở Điều 162, Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Điều 156,….Bên cạnh đó, để tạo sự linh hoạt, Điều lệ công ty có thể quy định thêm các trách nhiệm khác không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình, lĩnh vực kinh doanh, sản xuất của công ty.
Nhìn chung quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 không có nhiều sự thay đổi so với
Chính vì là trách nhiệm do đó nếu thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm thì phải chịu chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba. Thực tế cho thấy trách nhiệm pháp lý mà người quản lý công ty cổ phần có thể gánh chịu là trách nhiệm hình sự, hành chính và dân sự. Vai trò của Tòa án trong việc giải thích pháp luật liên quan đến trách nhiệm của người quản lý công ty cổ phần thực sự được tỏ rõ.