Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là gì? Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại tên tiếng Anh là gì? Các quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải?
Chất thải luôn là mối nguy đối với mỗi quốc gia đang phát triển và Việt Nam cũng không ngoại lệ, là vấn đề nan giải và là đối tượng “bảo về đặc biệt”. Tội vi phạm quy định về chất thải nguy hại là tội thuộc nhóm tội các hành vi gây ô nhiễm môi trường được quy định trong
1. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là gì?
Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại là hành vi của người có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất thải phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kg trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới bình theo Quy chuẩn kỹ thuật trung quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
2. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại tên tiếng Anh là gì?
Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại tên tiếng Anh là “Distribution pornographic materials”.
3. Các quy định của pháp luật về tội vi phạm quy định về quản lý chất thải
Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải được quy định tại Điều 236
“ 1. Người nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
b) Có tổ chức;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kilôgam trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3.1. Dấu hiệu pháp lý
Dầu hiệu mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi cho phép thực hiện hành vi sau:
– Chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kg trở lên; Chôn, lập, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép
– Để hiểu được những dấu hiệu này cần thống nhất trong nhận thức một số khái niệm sau:
+ Chất thải nguy hại là chất thải chứa yêu tô độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác;
+ Quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động kiểm soát chất thải nguy hại trong suốt quá trình từ phòng ngừa, giảm thiếu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nguy hại;”
+ Thu gom chất thải nguy hại là việc phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại tại các địa điểm hoặc cơ sở được chấp thuận;
+ Lưu giữ chất thải nguy hại là việc lưu và bảo quản chất thải nguy hại trong khoảng thời gian nhất định với điều kiện cần thiết bảo đảm không rò rỉ, phát tán, thất thoát ra môi trường cho đến khi chất thải nguy hại được vận chuyển đến các địa điểm hoặc cơ sở xử lí, tiêu hủy được chấp thuận;
+ Vận chuyển chất thải nguy hại là quá trình chuyên chở chất thải nguy hại từ nơi phát sinh đến nơi lưu giữ, xử lí, tiêu hủy;
+ Xử lí chất thải nguy hại là quá trình sử dụng công nghệ hoặc biện pháp kĩ thuật (kể cả việc thu hồi, tái chế, tái sử dụng, thiêu đốt chất thải) làm thay đổi các tính chất và thành phần của chất thải nguy hại, nhằm làm mất hoặc làm giảm mức độ gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người;
+ Tiêu hủy chất thải nguy hại là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (bao gồm cả chôn lấp) chất thải nguy hại, làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người.)
– Theo khái niệm trên, chất thải nguy hại có các đặc tính lí học, hóa học hoặc sinh học đòi hỏi phải có quy trình đặc biệt để phân loại, thu gom, vận chuyên, xử lí hoặc chôn lấp đúng quy trình kỹ thuật nhằm tránh những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người cũng như những ảnh hưởng bất lợi cho môi trường. Việc quản lí chất thải và đặc biệt là chất thải nguy hai là nội dung quan trọng trong lĩnh vực quản lí môi trường. Vì vậy, mọi hành vi vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lí chất thải nguy hại (Điều 91); vận chuyển chất thải nguy hại (Điều 92); điều kiện của cơ sở xử lí chất thải nguy hai (Điều 93); nội dung quản lý chất thải nguy hại trong quy hoạch bảo vệ môi trường (Điều 94)…
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
– Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, là người có thẩm quyền cho phép như Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh, thành phố; Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện..
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
3.2. Hình phạt
“ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
b) Có tổ chức;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kilôgam trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
– Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung.
+ Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
+ Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 02 đến 05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
– Có tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm.
+ Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kg trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
+ Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.