Tội rửa tiền là gì? Tội rửa tiền tiếng Anh là gì? Cấu thành tội rửa tiền? Hình phạt của tội rửa tiền?
Tội phạm rửa tiền là tội phạm nguy hiểm mà pháp luật mỗi quốc gia cũng như pháp luật quốc tế đặt ra những quy định nghiêm ngặt để phòng chống. Pháp luật Hình sự Việt Nam đã quy định về tội rửa tiền quan các thời kì, và tại
1. Tội rửa tiền là gì?
Theo định nghĩa của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc, thì rửa tiền là phương pháp mà theo đó những người phạm tội che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản của họ và bảo vệ những cơ sở cho quyền tài sản của họ, để tranh sự nghi ngờ của cơ quan thực thi pháp luật và ngăn chặn việc để lại những dấu vết có thể trở thành bằng chứng buộc tội.
Như vậy, có thể hiểu rửa tiền là một quá trình với loại các hành vi nguy hiểm cho xã hội của cá nhân hay tổ chức, tác động trực tiếp hoặc gián tiến lên tiền, tài sản do phạm tội mà có, nhằm cố che giấu nguồn gốc phi pháp và hợp pháp hóa tiền, tài sản đó.
Như vậy, tội rửa tiền hành hành vi có lỗi, trực tiếp hoặc gián tiếp che giấu nguồn gốc phi pháp và hợp pháp hóa tiền, tài sản do chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự phạm tội mà có, gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Tội rửa tiền là loại tội phạm phái sinh, loại tội phạm này luôn đi kèm với những hoạt động phạm tội trước đó, tức có phụ thuộc tự nhiên vào tội phạm nguồn. Đối tượng tác đội của tội rửa tiền là tiền, tài sản do phạm tội mà có, là loại tội phạm có tính chất kinh tế, được thực hiện qua nhiều công đoạn với các loại hành vi, thủ đoạn phức tạp và tinh vi đồng thời tội rửa tiền cũng mang tính chất quốc tế.
2. Tội rửa tiền tiếng Anh là gì?
Tội rửa tiền tiếng Anh là “Money laundering”.
3. Cấu thành tội rửa tiền
“Điều 324. Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ Sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Khách thể của tội rửa tiền
Tội rửa tiền xâm hại trật tự công cộng và đồng thời xâm hại đến hoạt động đấu trang phòng, chống tội phạm, gây trở ngại lớn cho công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự phức tạp mang tính chất quốc tế.
Đối tượng của tội phạm này là tiền, tài sản có nguồn gốc từ hoạt động phạm tội.
Mặt khách quan của tội rửa tiền
Gồm 4 nhóm hành vi:
– Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ Sở để biết là do người khác phạm tội mà có
Người phạm tội đã rửa tiền bằng cách tự mình thực hiện hay thông qua người khác để thực hiện hoặc hỗ trợ các giao dịch nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do phạm tội mà có. Các giao dịch có thể là mở tài khoản, gửi tiền tại tổ chứ tín dụng, ngân hàng nước ngoài; góp vốn, huy động vốn,…hoặc hoạt động casino, tham gia trò chơi có thưởng,…
– Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác
Gồm hai hành vi đó là:
+ Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tức người phạm tội dùng tiền, tài sản thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư nhằm mục đích sinh lợi.
+ Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động khác. Theo hướng dẫn của Nghị quyết ố 03/2019/NQ- HĐTP hướng dẫn hành vi này dùng tiền, tài sản để làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác.
Khi mang số tiền, tài sản do phạm tội mà có vào hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác sẽ tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch của tiền, tài sản ra hỏi nguồn gốc do phạm tội mà có.
– Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó
Đối với hành vi che giấu thông tin về tiền, tài sản do phạm tội mà có, người che giấu thông tin phải biết hoặc có cơ sở để biết chính xác rằng nguồn gốc của số tiền và tài sản đó là do người khác phạm tội mà có, có nghĩa vụ tố giác với cơ quan có thẩm quyền nhưng lại không thực hiện điều đó.
Đối với hành vi cản trở việc xác minh các thông tin về tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có, người phạm tội thực hiện hành vi cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc làm rõ nguồn gốc, bản chất thật sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc chuyển quyền sở hữu đối với tiền, tài sản, Đó có thể là việc cung cấp tài liệu, thông tin giả, không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, tiêu hủy tài liệu, …
– Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các trường hợp trên đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có
Chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong ba nhóm hành vi trên, chỉ đòi hỏi người phạm tội biết được có sự dịch chuyển, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có đủ dấu hiệu cấu thành tội rửa tiền.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại. Đây là lần đầu tiên Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm này.
Chủ thể là cá nhân, là người có năng lực trách nhiệm hình sự, tức từ đủ 16 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi do mắc bệnh.
Chủ thể của tội rửa tiền có thể đồng thời là chủ thể của tội phạm nguồn hoặc không.
Mặt chủ quan của tội rửa tiền
Tội rửa tiền được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức người phạm tội biết rõ hành vi của họ sẽ gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.
Mục đích phạm tội của tội rửa tiền là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, đó có thể là nhằm che giấu, trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật, hoặc có thể nhằm thực hiện hành vi phạm tội mới, mở rộng phạm vi và cách thức phạm tội để ngày càng thu được nhiều tiền, tài sản hơn.
4. Hình phạt của tội rửa tiền
– Khung hình phạt cơ bản tại Khoản 1 là phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
– Khung hình phạt tăng nặng tại Khoản 2 là phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
– Khung hình phạt tăng nặng tại Khoản 3 phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
– Khung hình phạt cho người chuẩn bị phạm tội theo Khoản 4 là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
– Hình phạt dành cho pháp nhân:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.