Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi là gì? Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi trong Tiếng anh là gì? Quy định của Bộ luật hình sự về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi? Sự hình thành và phát triển trong quy định về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi?
Xuất phát từ các mối quan hệ trong xã hội, các loại tội phạm cũng xuất hiện dựa trên các mối quan hệ đó, đặc biệt là tội phạm dựa trên sự gắn kết, ảnh hưởng của chủ thể này và chủ thể khác, trong đó có tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi được quy định tại Điều 366 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
1. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi là gì?
Theo
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
– Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
– Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự cố ý trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm.
2. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi trong Tiếng anh là gì?
Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi trong Tiếng anh là “Abuse of influence over an office holder for personal gain”.
3. Quy định của Bộ luật hình sự về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi?
Điều 366 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
“1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3.Phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
3.1. Dấu hiệu khách thể của tội phạm.
Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi xâm phạm đến uy tín, danh dự, hoạt động đúng đắn của người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, làm cho người dân mất niềm tin vào người có chức vụ, quyền hạn.
3.2. Dấu hiệu khách quan của tội phạm.
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác (vật chất hoặc tinh thần). Theo quy định, đối tượng đòi, nhận hoặc sẽ nhận đã được mở rộng hơn so với quy định của BLHS năm 1999. Đó không chỉ là lợi ích vật chất mà còn có thể là lợi ích phi vật chất tương tự như ở tội nhận hồi lộ ví dụ như “quan hệ tình dục” hoặ “phần thưởng” về mặt tinh thần.
Thủ đoạn nhận tiên, tài sản… ở tội này có thể là nhận trực tiếp từ người đưa hoặc qua một hoặc nhiều người trung gian, có thế nhận trước hoặc nhận sau khi thực hiện yêu cầu của bên đưa.
Dấu hiệu lý do nhận lợi ích bất kỳ:
Hành vi nhận lợi ích bất kì được thực hiện là do chủ thể đã dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm việc theo yêu cầu của người đưa.
Từ phân tích trên đây cho thấy, hành vi nhận hối lộ và hành vi khách quan được quy định tại Điều luật này có điểm khác nhau. Nếu như ở tội nhận hối lộ, chủ thể trực tiếp làm hoặc không làm một việc theo yêu câu của người đưa hồi lộ thì ở tội này, chủ thể lại dùng ảnh hưởng của mình thúc đây người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm theo yêu cầu của người đưa lợi ích bất kì. Ảnh hưởng này có được là do giữa người nhận lợi ích (vật chất hoặc phi vật chất) và người có chức vụ, quyền hạn tồn tại mối quan hệ nhất định. Trong thực tế, quan hệ này có thể là quan hệ họ hàng, gia đình hoặc bạn bè v.v..
Trong trường hợp là lợi ích vật chất, hành vi được quy định cấu thành tội phạm khi tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên.
3.3. Dấu hiệu chủ quan của tội phạm.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Mục đích phạm tội là nhận bất kỳ lợi ích nào. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
3.4. Dấu hiệu chủ thể của tội phạm.
Chủ thể của tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi là cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đặc biệt là người có ảnh hưởng tới người có chức vụ, quyền hạn, ví dụ như vợ , anh chị em của người có chức vụ, quyền hạn.
Chủ thể của tội phạm có thể là người có chức vụ, quyền hạn nhưng họ không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, mà họ chỉ lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chi phối người có chức vụ, quyền hạn khác làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Điều này có thể dẫn đến một số nhầm lẫn trong xác định chủ thể so với “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”
3.5. Hình phạt áp dụng.
– Khung hình phạt cơ bản: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, khi có một trong các tình tiết tăng nặng sau:
+ Phạm tội 02 lần trở lên: Đây là trường hợp người phạm tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi ít nhất từ 02 lần trở lên và mỗi lần đều cấu thành tội phạm (không kể là đã truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa).
+ Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
– Khung hình phạt tăng nặng thứ hai: bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, khi phạm tội trong trường hợp tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
– Khung hình phạt bổ sung: phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Sự hình thành và phát triển trong quy định về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi?
Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi lần đầu tiên được quy định tại Điều 228
“1- Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ, hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2- Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Trong quy định trên, lợi ích vật chất khác không được giải thích một cách rõ ràng, và chỉ quy định 2 khung hình phạt chính với mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù.
Tiếp thu và phát triển điều luật trên,
“1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi.”
Trong điều luật này, dấu hiệu định tội được bổ sung thêm dấu hiệu “dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng”. Lợi ích mà người phạm tội nhận được chỉ là lợi ích vật chất. Điều 291 chỉ quy định gồm 2 khung hình phạt chính với mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù và 1 hình phạt bổ sung.
Điểm mới trong quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 là bổ sung thêm mục đích là “lợi ích phi vật chất”- một dạng lợi ích ngày càng phố biến trong xã hội. Quy định 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung.