Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là gì? Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tiếng anh là gì? Những quy định của pháp luật về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp?
Quỹ bảo hiểm xã hội là một trong những nguồn quỹ thiết yếu của đất nước, nằm ngoài ngân sách nhà nước, được sử dụng nhằm mục đích an sinh xã hội, giúp người dân có thể an tâm làm việc cống hiến cho đất nước. Quỹ bảo hiểm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Để được hưởng bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm thất nghiệp người hưởng phải làm hồ sơ hưởng bảo hiểm, trong quá trình này vẫn đang xảy ra gian lận của cá nhân và tổ chức. Việc gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là thách thức lớn đối với cơ quan bảo hiểm.
Hành vi gian bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thường là làm giả hồ sơ, gian lận hồ sơ để được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.Đối tượng của hành vi gian lận có thể là người làm hồ sơ hưởng bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm, các cán bộ của cơ quan bảo hiểm…Vậy tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được Bộ Luật hình sự nước ta quy định như thế nào, hình thức xử phạt ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định của pháp luật để giúp người đọc hiểu rõ hơn về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp?
Cơ sở pháp lý:
1. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3
Theo Khoản 4 Điều 3
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là các hành vi lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sợ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp nhằm lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội, dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…những hành vi này gây nguy hiểm cho các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và có lỗi cố ý trực tiếp.
Hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trở thành tôi phạm khi có một trong các dấu hiệu sau: chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng, gây thiệt hại từ 20 đến 200 triệu đồng.
2. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tiếng anh là gì?
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tiếng anh là: “Social insurance and unemployment insurance fraud”.
3. Những quy định của pháp luật về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp?
Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại điều 214
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng khách quan và chủ quan được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Cấu thành tội phạm của tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
– Mặt khách quan của tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.
Hành vi khách quan của tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là việc lập hồ sơ giả hoặc cố tình làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội; dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Đây là tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế, hành vi gian lận, giả mạo tài liệu…được người phạm tội hoàn thành và đã gian lận được tiền bảo hiểm. Điều kiện của mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của tội phạm dựa vào: hành vi vi phạm phải xảy ra trước thời điểm phát sinh hậu quả, trong hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế, nguyên nhân trực tiếp phát sinh hậu quả, một hậu quả xảy ra có thể do một hoặc nhiều hành vi gây ra.
– Mặt chủ quan của tội phạm:
Về dấu hiệu lỗi của tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm. Người thực hiện hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.
Về động cơ và mục đích của người phạm tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy con người thực hiện hành vi biểu hiện ra bên ngoài. Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi. Động cơ và mục đích phạm tội là yếu tố phải có trong lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm với động cơ muốn có tiền và mục đích là muốn hưởng quyền lợi từ bảo hiểm một cách trái pháp luật.
– Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là người có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
– Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
Hành vi gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp xâm phạm đến quy định quản lý hoạt động bảo hiểm của Nhà nước. Tổn hại trực tiếp đến quyền và lợi ích của người lao động, người tham gia bảo hiểm, người dân, ảnh hưởng gián tiếp đến sự ổn định, an toàn của chính sách phúc lợi, an sinh xã hội, là sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
– Hình phạt đối với tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp:
– Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản:
+ Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;
+ Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Hình phạt sẽ là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng:
Phạm tội có tổ chức;
Có tính chất chuyên nghiệp;
Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
Tái phạm nguy hiểm.
Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;
Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 1 đến 10 năm hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.