Một số khái niệm ? Đặc trưng của Kiểm định chất lượng giáo dục ? Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường THPT ? Một số câu trả lời chất vấn về kiểm định chất lượng giáo dục THPT ? Kết quả đạt được sau khi áp dụng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mới ?
“Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” . Việc đề ra các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đối với các cơ sở giáo dục trong thời đại ngày nay là vô cùng cần thiết. Các trường cần thay đổi không ngừng để phù hợp với thời đại bắt nhịp với nền giáo dục nước ngoài. Giáo dục giúp lưu giữ, truyền đạt tri thức, kỹ năng từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần rèn luyện đạo đức và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Những tri thức được truyền đạt trong chính những ngôi trường được xây dựng trên khắp địa phương của cả nước. Chính vì thế, vai trò của kiểm định chất lượng giáo dục đối với nhà trường là vô cùngquan trọng, không thể thay thế trong xã hội hiện đại. Nhận thấy tầm quan trọng của kiểm định chất lượng giáo dục đối với lợi ích của thế hệ trẻ tương lai chúng tôi xin cung cấp một số nội dung về tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của các trường THPT.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Một số khái niệm:
Chất lượng giáo dục trường trung học là sự đáp ứng mục tiêu của trường trung học, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của
Trường phổ thông trung học hay còn được gọi là trường trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Nó gồm các khối học: lớp 10 (năm thứ nhất), lớp 11 (năm thứ hai), lớp 12 (năm thứ ba). Sau khi tốt nghiệp hệ giáo dục này, học sinh phải trải qua Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trường trung học phổ thông được lập tại các địa phương trên cả nước. Người đứng đầu một ngôi trường được gọi là “Hiệu trưởng”. Trường được sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), tức là Trường Trung học phổ thông ngang với Phòng Giáo dục quận huyện. Quy chế hoạt động do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Đặc trưng của Kiểm định chất lượng giáo dục:
Kiểm định chất lượng giáo dục có thể được tiến hành ở phạm vi cơ sở đào tạo (trường) hoặc chương trình đào tạo
Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động hoàn toàn tự nguyện
Kiểm định chất lượng giáo dục không thể tách rời công tác tự đánh giá
Tất cả các quy trình kiểm định chất lượng giáo dục luôn gắn liền với đánh giá ngoài (đánh giá đồng nghiệp)
Các chuẩn mực đánh giá rất linh hoạt và được biến đổi cho phù hợp với mục tiêu hoạt động của từng trường
3. Các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường THPT
Với 5 tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng giáo dục trường học cấp trung học cơ sở với 4 mức độ và mức sau bao gồm tất cả các yêu cầu của mức trước và bổ sung các yêu cầu nâng cao. Muốn biết thêm thông tin chi tiết các mức độ của 5 tiêu chuẩn trên bạn có thể tham khảo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường gồm các tiêu chí nhỏ sau:
Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường
Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng
Lớp học
Quản lý hành chính, tài chính và tài sản
Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
Quản lý các hoạt động giáo dục
Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
Đối với giáo viên
Đối với nhân viên
Đối với học sinh
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập
Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập
Khối hành chính – quản trị
Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
Thiết bị
Thư viện
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Ban đại diện cha mẹ học sinh
Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông
Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có năng khiếu, học sinh gặp khó khăn trong học tập và rèn luyện
Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định
Các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp
Hình thành, phát triển các kỹ năng sống cho học sinh
Kết quả giáo dục
4. Một số câu trả lời chất vấn về kiểm định chất lượng giáo dục THPT
Quy định về công tác kiểm định chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học đã được đưa vào
Nguyên tắc về kiểm định chất lượng giáo dục được quy định rõ trong các văn bản Luật này là đảm bảo “Độc lập, khách quan, đúng pháp luật”, “Trung thực, công khai, minh bạch”. Nếu khi ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục – 2009, hoạt động kiểm định chất lượng chỉ dừng ở việc khuyến khích cơ sở giáo dục tham gia thực hiện, thì
Tuy nhiên đi đôi với việc kiểm định chất lượng thì không chỉ vì muốn nhiều trường đạt chuẩn không phải để chạy đua theo phong trào chỉ để lấy thành tích khen thưởng mà hạ thấp tiêu chí đánh giá. Thứ trưởng Nguyễn hữu Độ nhấn mạnh: “Chuẩn kiểm định chất lượng không phải danh hiệu thi đua vì trong thi đua có sự động viên. Chúng ta muốn học sinh được học trong môi trường tốt hơn thì phải nỗ lực đáp ứng các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng; không vì danh hiệu đạt CQG/ chuẩn kiểm định mà hạ chuẩn đánh giá.”
5. Kết quả đạt được sau khi áp dụng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục mới
Những năm qua, đặc biệt giai đoạn 5 năm từ 2015 đến 2020, công tác kiểm định chất lượng đã được các trường THPT, địa phương triển khai rất tích cực hơn bao giờ hết, hiệu quả cũng được nâng cao rõ rệt. Hoạt động này tạo diện mạo mới, vị thế mới, tạo chuyển biến tích cực và rõ nét trong công tác giáo dục của các trường THPT, mang lại lợi ích thiết thực cho học sinh khi mà các em chuẩn bị bước vào kì thi quan trọng nhất đời người. Trong các nhà trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia và đạt kiểm định chất lượng giáo dục, văn hóa chất lượng từng bước được hình thành. Các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và xã hội ngày càng có ý thức trách nhiệm chung tay xây dựng nhà trường tốt đẹp hơn.
Tính đến năm học 2019-2020, 100% Sở GDĐT đã triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Trong đó nhiều tỉnh/thành phố có tỷ lệ cơ sở giáo dục được đánh giá ngoài cao trên 90%, như: Bắc Ninh; Hà Nam; Hưng Yên… 4 tỉnh/thành phố có số lượng trường được đánh giá ngoài lớn (trên 1500 trường) gồm Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An và Thanh Hóa.
Tính đến tháng 7/2020 có 24.984 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên trên cả nước đã được đánh giá ngoài, đạt tỷ lệ 58,70%. Số lượng này tăng gần 6 lần so với mức 4.206 trường (chiếm tỉ lệ 9,75%) được đánh giá ngoài năm 2014. Công tác tự đánh giá của các cơ sở giáo dục cũng chuyển biến rõ rệt; đạt tỷ lệ 96% cơ sở hoàn thành tự đánh giá.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) Lê Mỹ Phong cho biết, những năm qua, Bộ GDĐT đã ban hành và tham mưu ban hành nhiều văn bản quan trọng liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục. Đặc biệt, năm học 2018, Bộ GDĐT đã ban hành một loạt Thông tư tích hợp quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt đạt chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục các cấp học; các
Việc thống nhất một bộ tiêu chuẩn đánh giá, một quy trình đánh giá đã tạo nhiều thuận lợi cho các cơ sở giáo dục thực hiện cùng một lúc hai hoạt động, góp phần làm giảm các thủ tục hành chính trong công tác quản lý, giảm công sức, thời gian và chi phí khi triển khai thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.