Thuế thu nhập doanh nghiệp (tiếng Anh là profit tax) là loại thuế trực thu, được tính trên cơ sở thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất. Đây là loại thuế rất quan trọng được quy định rất chặt chẽ. Một vấn đề đặt ra là đối với thu nhập từ nước ngoài có phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Thu nhập từ nước ngoài có phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- 2 2. Mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập nước ngoài:
- 3 3. Chi nhánh công ty nước ngoài có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- 4 4. Cá nhân có thu nhập từ nước ngoài có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân không?
1. Thu nhập từ nước ngoài có phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định đối tượng người nộp thuế bao gồm:
(1) Đối tượng là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, cụ thể gồm:
– Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của
– Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
– Các tổ chức thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã.
– Các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cụ thể gồm:
+ Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.
+ Các chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam.
+ Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
+ Các cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác.
+ Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
(2) Các tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Như vậy, đối với doanh nghiệp có thu nhập từ nước ngoài vẫn sẽ phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
2. Mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập nước ngoài:
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp xác định như sau:
Thuế Thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
+ Thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 20%.
Lưu ý: doanh thu tính thuế được xác định cụ thể như sau:
+ Toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
+ Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp chính là doanh thu không có thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
+ Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm cả thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
+ Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
+ Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ.
3. Chi nhánh công ty nước ngoài có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ Điều 2
Đồng thời, dẫn chiếu đến điểm d khoản 1 Điều 2 Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, gồm có:
– Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.
– Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam.
– Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài.
– Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hoặc tổ chức, cá nhân khác.
– Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Do đó, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài sẽ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó.
Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.
4. Cá nhân có thu nhập từ nước ngoài có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Căn cứ Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC quy định người nộp thuế sẽ là cá nhân cư trú và không cư trú. Theo đó, phạm vi xác nhận thu nhập chịu thuế của người nộp thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế gồm có khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công gồm cụ thể là:
– Khoản tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới.
– Tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
– Tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút.
– Tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao.
– Tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
Do vậy, việc được nhận thù lao từ nước ngoài cũng được xác định đó là thu nhập từ tiền lương, tiền công và là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế và nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế.
Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: