Thừa kế cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp theo quy định hiện hành được quy định và thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Quy định về thừa kế cổ phiếu, cổ phần, phần vốn góp:
1.1. Quy định về thừa kế cổ phiếu, cổ phần trong công ty cổ phần:
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 111
Căn cứ khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cổ phiếu là một chứng chỉ được phát hành bởi công ty cổ phần có xác nhận về quyền sở hữu của một hoặc một số cổ phần của công ty cổ phần đó thông qua bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
Theo quy định khoản 3 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 nếu cổ đông là một cá nhân mất đi thì những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người đó sẽ trở thành cổ đông của công ty cổ phần và trong trường hợp này sẽ thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần sang cho người thừa kế của cổ đông đã mất.
Cũng như trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 cổ đông là cá nhân đã chết nhưng lại không có người thừa kế hoặc trong trường hợp người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần di sản thừa kế là số cổ phần của cổ đông đó sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật dân sự.
1.2. Quy định về thừa kế phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn:
Theo khoản 27, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được hiểu là tổng số tài sản mà chủ công ty hoặc thành viên góp vốn tiến hành góp hoặc cam kết sẽ góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 53
Và theo điểm a khoản 4 Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có thể giải quyết phần vốn góp của thành viên bằng cách công ty sẽ trực tiếp mua lại hoặc chuyển nhượng lại phần vốn góp này cho người khác trong trường hợp người thừa kế của thành viên là cá nhân đã chết, không muốn trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
Căn cứ theo khoản 5 Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nếu trong trường hợp di sản thừa kế là phần vốn góp của thành viên công ty là cá nhân đã chết mà không có người được hưởng di sản thừa kế hoặc người thừa kế đó từ chối nhận di sản thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần di sản thừa kế là phần vốn gốc đó sẽ được giải quyết theo quy định của luật dân sự.
Và theo điểm a khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp năm 2020 nếu một thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác thì người được tặng cho phần vốn góp này có thể trở thành thành viên của công ty nếu người được tặng cho là người thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự thì người này sẽ đương nhiên là thành viên của công ty.
Căn cứ khoản 3 Điều 78 Luật Doanh nghiệp năm 2020 Nếu như chủ sở hữu của công ty là cá nhân chết thì người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc của chủ sở hữu sẽ trở thành chủ sở hữu của công ty hoặc là thành viên của công ty. Trong trường hợp này, công ty sẽ phải thực hiện tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và thực hiện việc thay đổi nội dung trong đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc việc giải quyết thừa kế.
Nếu như chủ sở hữu của công ty là cá nhân chết nhưng không có người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần di sản là vốn góp của chủ sở hữu sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.
1.3. Quy định về thừa kế phần vốn góp trong công ty hợp danh:
Theo khoản 27, Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020 phần vốn góp trong công ty hợp danh có thể được hiểu là tổng số tài sản của một thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn tiến hành góp hoặc cam kết sẽ góp vào công ty hợp danh.
Căn cứ khoản 1 Điều 181 về quyền của thành viên hợp danh trong đó nếu thành viên hợp danh của công ty hợp danh chết thì những người thừa kế của thành viên đó sẽ được hưởng phần giá trị tài sản của công ty sau khi đã thực hiện việc trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó đối với công ty. Và người thừa kế của thành viên hợp danh sẽ có thể trở thành thành viên hợp danh nếu như được hội đồng thành viên chấp thuận.
Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 187 về quyền của thành viên góp vốn trong đó có việc định đoạt phần vốn góp của mình thông qua việc thừa kế, thế chấp, tặng cho, cầm cố và những hình thức khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty hợp danh; trong trường hợp thành viên góp vốn chết thì những người thừa kế sẽ thay thế thành viên đã chết và trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
2. Thủ tục nhận thừa kế cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp:
Tùy theo loại hình công ty là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh mà vấn đề về thừa kế cổ phiếu, cổ phần, phần vốn góp trong các công ty này sẽ được quy định khác nhau. Tuy nhiên, về thủ tục nhận di sản thừa kế là cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp đều được thực hiện theo quy định của luật dân sự như sau:
Những người thừa kế đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tiến hành các thủ tục thừa kế cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp.
Bước 1: Người được hưởng thừa kế cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp sẽ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế.Trước khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người thừa kế cần phải chuẩn bị hồ sơ, tài liệu sau.
Trường hợp thừa kế theo di chúc cần chuẩn bị bản di chúc của người để lại di sản thừa kế. Di chúc này yêu cầu phải được lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của người có di sản thừa kế.
Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ khác chứng minh được mối quan hệ huyết thống, mối quan hệ gia đình đối với người để lại di sản thừa kế.
Các giấy tờ chứng minh cổ phần cổ phiếu, phần vốn góp là phần di sản của người để lại di sản thừa kế. Cụ thể, đối với công ty cổ phần sẽ là giấy chứng nhận vốn góp do công ty cổ phần cấp cho cổ đông; Tương tự, đối với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ là giấy chứng nhận phần vốn góp do thành viên công ty hợp danh hoặc thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn góp vốn.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên những người thừa kế sẽ tiến hành đến trực tiếp tại văn phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Bước 2: Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế
Sau khi thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế ở bước 1 tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành thủ tục niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan có thẩm quyền là ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi công ty đóng trụ sở.
Thời gian niêm yết là 15 ngày liên tiếp tính cả ngày nghỉ.
Bước 3: Ký kết văn bản khai nhận thừa kế
Kết thúc thời gian niêm yết tại UBND xã, phường nếu như không có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hoặc người thừa kế di sản nào khác thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành công chứng vào văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với số cổ phần, cổ phiếu và phần vốn góp mà người thừa kế đã yêu cầu làm thủ tục khai nhận.
Bước 4: Thông báo cho doanh nghiệp về việc thay đổi cổ đông, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh
Thông báo cho công ty về việc thay đổi cổ đông, thành viên hợp danh, thành viên góp vốn, chủ sở hữu của công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Tùy theo các loại hình doanh nghiệp mà sau khi hoàn tất thủ tục thừa kế cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp thì người thừa kế sẽ cần phải thông báo cho công ty về việc hưởng thừa kế về cổ phần, cổ phiếu, phần vốn góp của cổ đông, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh để công ty có thể làm thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên góp vốn, thành viên hợp danh trong sổ đăng ký.
Lưu ý: Nếu như thủ tục khai nhận di sản thừa kế làm thay đổi loại hình doanh nghiệp thì công ty sẽ phải thực hiện tổ chức quản lý theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và thực hiện việc thay đổi nội dung trong đăng ký doanh nghiệp theo thời hạn mà pháp luật quy định kể từ ngày kết thúc việc giải quyết di sản thừa kế.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết
Luật Doanh nghiệp năm 2020;