Hiện nay, để bảo vệ nhóm đất nông nghiệp thì nước ta đã đưa ra các quy định về đất nông nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ và bảo vệ đất nông nghiệp, trong đó bao gồm cả loại đất trồng lúa nước. V
Mục lục bài viết
1. Quy định về thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước:
1.1. Khái quát chung về đất trồng lúa nước:
Nhìn chung thì có thể nói, đối với khu vực đất nông thôn thì đất trồng lúa nước là một phần quan trọng không thể thiếu giúp cho gia đình của các hộ dân tăng nguồn thu nhập và có cuộc sống ổn định hơn, bởi nhìn chung thì việc trồng lúa nước vẫn chính là nguồn thu nhập chính của rất nhiều gia đình hiện nay. Theo đó thì có rất nhiều cách hiểu xoay quanh khái niệm đất trồng lúa nước, tuy nhiên đây là một loại hình đất vô cùng phù hợp cho việc sản xuất và trồng trọt các loại cây lúa nước. Căn cứ theo Điều 3 của Nghị định số 62/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
– Đất chuyên trồng lúa nước được coi là loại đất có thể thu hoạch được 02 vụ lúa trở lên trong một năm trên mảnh đất đó;
– Ngoài ra thì đất trồng lúa nước khác bao gồm, loại đất trồng lúa còn lại chính là loại đất chỉ phù hợp với việc trồng được 01 vụ lúa nước trong một 01 nhất định, hoặc đất trồng lúa nương theo quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể hiểu, đất trồng lúa nước là khái niệm để chỉ ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ 02 vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm. Đất trồng lúa nước hiện nay được ký hiệu là LUC.
1.2. Mức thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước:
Căn cứ theo Nghị định số 62/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và Thông tư số 02/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, thì có thể thấy, mức thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước sẽ áp dụng theo công thức sau đây:
Mức thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước | = | Diện tích | x | Giá của loại đất trồng lúa | x | Tỷ lệ phần trăm (%) |
Trong đó có thể hiểu:
– Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, đồng thời thì tỷ lệ này cũng phải phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%;
– Diện tích được xác định là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp, phần diện tích này cũng sẽ được ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền;
– Giá của loại đất trồng lúa hiện nay theo quy định của pháp luật thì ghi nhận rằng, sẽ được tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do chủ thể có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Đặc biệt thì khoản thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo pháp luật hiện nay sẽ thuộc ngân sách cấp tỉnh hưởng 100%.
2. Thủ tục nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước:
Nhìn chung thì thủ tục nộp và thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa nước sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật, hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị xác nhận số tiền phải nộp để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước theo mẫu do pháp luật quy định;
– Văn bản xác nhận diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo quy định của Cơ quan tài nguyên và môi trường;
– Quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất hoặc cho thuê đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
– Và một số giấy tờ, tài liệu khác có liên quan khi được yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ nêu trên thì sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể trong trường hợp này là Phòng tài chính và kế hoạch cấp quận, huyện. Cán bộ có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ theo quy định của pháp luật và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện nhu cầu của các chủ thể.
Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét tính hợp lệ. Nếu xét thấy hồ sơ không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan tài chính sẽ phải hướng dẫn cho người dân hoàn thiện và nộp lại hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì, trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan tài chính sẽ phải xác định số tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa phải nộp để thông báo cho người sử dụng đất biết. Sau đó, trong khoảng thời gian 30 ngày, người sử dụng đất sẽ phải nộp số tiền này vào ngân sách cấp tỉnh tại Kho bạc Nhà nước. Nếu quá thời hạn nêu trên mà người sử dụng đất không nổ thì họ sẽ phải nộp thêm một khoản tiền phạt chậm nộp đối với số tiền chưa nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Khi nào phải nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể thấy, các chủ thể được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về đất đai, ngoài ra thì các chủ thể này sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đó là nộp một khoản tiền để thực hiện quá trình bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 62/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, các chủ thể sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền bảo vệ đất trồng lúa nước khi chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất có mục đích phi nông nghiệp. Khi đó thì các cơ quan tài chính ở cấp địa phương sẽ tiến hành hoạt động tổ chức việc thu khoản tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước, sau đó nộp khoản tiền này vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn theo quy định của pháp luật thì cần phải thực hiện thủ tục nộp khoản tiền này vào ngân sách, nếu như quá thời hạn thì người được nhà nước giao đất sẽ phải nộp thêm khoản tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Như vậy thì có thể thấy, trong trường hợp các chủ thể được nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước thì các chủ thể này cần phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, trong đó họ sẽ phải có nghĩa vụ nộp một khoản tiền để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước. Đồng thời thì các chủ thể cần phải thực hiện hoạt động lập bản kê khai diện tích đất trồng lúa nước được cơ quan giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật để gửi tới các Cơ quan tài nguyên và môi trường đề nghị xác định diện tích đất chuyển trồng lúa nước phải nộp tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
–
– Nghị định số 62/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
– Thông tư số 02/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.