Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phải phản ánh được đúng bản chất của hàng hóa. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì thông tin trên nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về nhãn phụ sản phẩm:
Điều 9
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phải phản ánh được đúng bản chất của hàng hóa.
- Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
- Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông ở trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo đúng quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện ở trên nhãn hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Theo đó, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh được đúng bản chất của hàng hóa.
Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định Ghi nhãn phụ như sau:
- Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ về những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt. Nhãn phụ phải thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và phải giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
- Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất về những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.
- Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung những nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn sẽ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi ở trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh được đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.
- Những hàng hóa dưới đây không phải ghi nhãn phụ:
+ Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;
+ Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về nhằm để sản xuất, không bán ra thị trường.
2. Quy định về thông tin trên nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm:
Như đã nói ở mục trên, nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ về những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt. Nhãn phụ phải thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và phải giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP, căn cứ Điều này thì thông tin trên nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm bao gồm có:
- Tên sản phẩm mỹ phẩm:
+ Tên sản phẩm mỹ phẩm phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm. Chữ viết tên sản phẩm mỹ phẩm phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn sản phẩm mỹ phẩm.
+ Tên sản phẩm mỹ phẩm ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên sản phẩm mỹ phẩm không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của sản phẩm mỹ phẩm.
+ Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên sản phẩm mỹ phẩm thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.
- Xuất xứ sản phẩm mỹ phẩm. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm mỹ phẩm. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc là kết hợp các cụm từ thể hiện được công đoạn hoàn thiện sản phẩm mỹ phẩm như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm theo tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm mỹ phẩm.
- Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm mỹ phẩm ở nước ngoài.
+ Trường hợp trên nhãn gốc sản phẩm mỹ phẩm chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm mỹ phẩm ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo sản phẩm mỹ phẩm;
+ Đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, những tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn sản phẩm mỹ phẩm ghi bằng tiếng Việt như đã nêu trên trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.
3. Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn phụ sản phẩm mỹ phẩm:
Căn cứ Phụ lục I về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa được ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP thì nhóm hàng hóa là mỹ phẩm là một trong các nhóm hàng hóa có nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hóa, bao gồm có các nội dung sau:
- Về định lượng:
+ Hàng hóa định lượng bàng đại lượng đo lường thì phải ghi định lượng theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam về đo lường.
+ Hàng hóa định lượng bằng số đếm thì sẽ phải ghi định lượng theo số đếm tự nhiên.
+ Trường hợp trong một bao bì thương phẩm có nhiều đơn vị hàng hóa thì sẽ phải ghi định lượng của từng đơn vị hàng hóa và định lượng tổng của các đơn vị hàng hóa.
+ Trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo là tên hàng hóa thì không phải ghi định lượng.
+ Trường hợp tên chất chiết xuất, tinh chất từ các nguyên liệu tự nhiên ghi kèm tên hàng hóa thì sẽ phải ghi thành phần định lượng chất chiết xuất, tinh chất hoặc là khối lượng nguyên liệu tương đương dùng để tạo ra lượng chất chiết xuất, tinh chất đó.
- Thành phần hoặc là thành phần định lượng:
+ Ghi thành phần là ghi tên nguyên liệu kể cả chất phụ gia dùng để sản xuất ra hàng hóa và tồn tại ở trong thành phẩm kể cả trường hợp hình thức nguyên liệu đã bị thay đổi. Trường hợp tên của thành phần mà được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.
+ Ghi thành phần định lượng là ghi thành phần kèm định lượng của từng thành phần. Tùy theo tính chất, trạng thái của chínhnhàng hóa, thành phần định lượng được ghi là khối lượng của thành phần đó có trong một đơn vị sản phẩm hoặc là ghi theo một trong những tỷ lệ: Khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích.
- Về số lô sản xuất;
- Về ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng:
+ Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp mà ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt.
+ Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi về số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng.
+ Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự là tháng, năm của năm dương lịch.
+ Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì sẽ ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch.
+ “ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc là ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”.
- Với các sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;
- Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ về cách sử dụng của sản phẩm;
- Các thông tin, cảnh báo.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: