Việc lấy khai là một công việc quan trọng trong quá trình tiến hành tố tụng. Khi Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện việc lấy lời khai cần phải thực hiện theo thời gian mà Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định.
Mục lục bài viết
1. Lời khai là gì?
Lời khai là lời trình bày của bị can, bị cáo, người bị hại, người bị tạm giữ, người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự mà người này đã thực hiện hoặc biết được theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án theo trình tự luật định nhằm giải quyết vụ án một cách đúng đắn, khách quan.
Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Quy định về thời gian lấy lời khai theo Bộ luật Tố tụng Hình sự:
Việc lấy lời khai phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo quy định chung đối với hoạt động tố tụng hình sự, không được lấy lời khai vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ vào biên bản (Ví dụ như: Cần phải phục vụ yêu cầu truy bắt người đồng phạm; thu giữ ngay vật chứng, công cụ, phương tiện phạm tội; làm rõ và ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội của những người đồng phạm của bị can;…)
Trước khi lấy lời khai, điều tra viên phải làm giấy triệu tập và gửi cho người làm chứng. Giấy triệu tập ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng, ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lí do chính đáng. Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận.
Việc lấy lời khai đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất được thể hiện như sau:
Thứ nhất, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải
+ Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cố thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo cho gia đình, đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam.
+ Việc lấy lời khai của Cơ quan có thảm quyền tiên hành tố tụng đối với người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên có thể thực hiện tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Nơi lấy lời khai hoặc hỏi cung cần được bố trí theo cách thức phù hợp để làm giảm bớt sự căng thẳng, sợ hãi của người chưa thành niên.
Thứ hai, việc hỏi cung bị can phải được diễn ra minh bạch, không bạo lực theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
+ Điều tra viên, Kiểm sát viên tiến hành việc hỏi cung bị can theo quy định của
+ Nghiêm cấm việc Điều tra viên, Kiểm sát viên tự mình thêm bớt hoặc sửa chữa lời khai. Nếu có việc bổ sung, sửa chữa thì bị can và Điều tra viên, Kiểm sát viên đều phải ký trong từng trang. Nếu bị can tự viết lời khai thì bị can và Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên cùng phải ký xác nhận tờ khai đó.
+ Khi hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên phải giải thích cho người người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Tất cả những người tham dự hỏi cung đều phải ký vào biên bản hỏi cung.
Thứ ba, người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý.
+ Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kết thúc thì người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Nếu người bào chữa được hỏi bị can thì trong biên bản phải ghi đây đủ cầu hỏi và trà lời của bị can.
+ Nếu thấy cần thiết cho quá trình lấy lời khai, hỏi cung thì có thể cho đại diện gia đình hỏi người bị tạm giữ, hỏi bị can những câu hỏi mang tính chất động viên, thuyết phục, giáo dục. Đại diện gia đình không được hỏi những câu hỏi mang tính chất gợi ý, định hướng, câu hỏi mang tính chất khẳng định, phủ định liên quan đến vụ án. Khi thấy đại diện gia đình có dấu hiệu thông cung, mớm cung phải lập tức yêu cầu đại diện gia đình dừng ngay việc hỏi và lập biên bản về việc này.
Thứ tư, cần hạn chế đến mức thấp nhất số lần lấy lời khai của người chưa thành niên.
+ Cần hạn chế đến mức thấp nhất số lần lấy khai của người chưa thành niên. Điều tra viên, Kiểm sát viên khi tiến hành lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị cạn là người chưa thành niên phải có thái độ, hành vi cũng như sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thực, mức độ trưởng thành cua họ.
+ Thời gian lấy lời khai, hỏi cung cần được xác định dựa trên độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe cũng như khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành, phát triển của người chưa thành niên và yêu cầu điều tra, việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung cần phải được tạm dừng ngay khi người chưa thành niên có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.
Thời gian lấy lời khai người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 1 ngày và mỗi lần không quá 2 giờ, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cụ thể:
– Phạm tội có tổ chức;
– Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
– Ngăn chặn người khác phạm tội;
– Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng-khác của vụ án;
– Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Thứ năm, Cơ quan tiến hành tố tụng cần hạn chế đến mức thấp nhất việc tiến hành đối chất.
+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải hạn chế đến mức thấp nhất việc tiến hành đối chất giữa người bị hại là người chưa thành niên, chỉ tiến hành đối chất giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị can, bị cáo để làm sáng tỏ tình tiết của vụ án trong trường hợp nếu không đối chất thì không thê giải quyết được vụ án.
+ Đặc biệt đối với trường hợp trẻ em với bị can, bị cáo để không làm tổn thương tấm lý, tinh thần của họ. Đặc biệt đối với các vụ án xâm phạm tình dục, hành hạ, mua bán, chiếm đoạt trẻ em thì chi tiến hành đổi chất khi thấy việc đó là cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà nếu không đối chất thì không thể giải quyết được vụ án.
3. Mẫu biên bản ghi lời khai tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________
BIÊN BẢN GHI LỜI KHAI (1)
Hồi…giờ.. ngày …tháng … năm…… tại
Tôi: thuộc Cơ quan
và ông/bà:
Căn cứ Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản ghi lời khai của:
Họ tên: ………. Giới tính:
Tên gọi khác:
Sinh ngày…..tháng ………năm … tại:
Quốc tịch:…..Dân tộc:…….Tôn giáo:
Số điện thoại để liên hệ khi cần thiết phục vụ công tác điều tra:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày ….. tháng …. năm……. Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Tư cách tham gia tố tụng:
Người khai đã được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều (2) …………. Bộ luật Tố tụng hình sự và cam đoan chịu trách nhiệm về lời khai của mình.
HỎI VÀ ĐÁP
– Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Khi tiến hành hoạt động tố tụng các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng , người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản theo mẫu thống nhất. Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự (quy định về chứng cứ) tại điểm đ khoản 1 quy định biên bản về hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án là một trong những nguồn của chứng cứ. Chính vì vậy, chúng luôn luôn có giá trị để chứng minh về một tình tiết nào đó của vụ án hình sự. Biên bản được lập trong quá trình tiến hành tố tụng phải được đưa vào hồ sơ vụ án.
– Điều tra viên, Cán bộ điều tra lập biên bản phải đọc biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ quyền được bổ sung và nhận xét về biên bản. Ý kiến bổ sung, nhận xét được ghi vào biên bản; trường hợp không chấp nhận bổ sung thì ghi rõ lý do vào biên bản. Người tham gia tố tụng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra cùng ký tên vào biên bản.
– Trường hợp Kiểm sát viên, Kiểm tra viên lập biên bản thì biên bản được thực hiện theo quy định tại Điều này. Biên bản phải được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc lập biên bản trong giai đoạn khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.
NGƯỜI KHAI CÁN BỘ GHI LỜI KHAI