Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì thời gian làm việc có thể được hiểu là độ dài thời gian được tính bằng giờ, phút, giây mà trong quan hệ lao động yêu cầu những người lao động thực hiện nghĩa vụ của người lao động dựa trên các thỏa thuận ghi trong hợp đồng, thỏa ước lao động hoặc trong nội quy lao động của công ty.
Mục lục bài viết
1. Thời giờ làm việc bình thường của người lao động:
- Thời gian làm việc bình thường của người lao động trong điều kiện bình thường
Hiện nay, theo quy định của nhà nước nếu trong điều kiện người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì thông thường thời gian làm việc chuẩn của người lao động là tám giờ trong một ngày, không quá bốn mươi tám tiếng trong một tuần để có thể bảo đảm sức khỏe cho người lao động thì hiện nay nước ta đang khuyển khích các doanh nghiệp có sử dụng lao động thực hiện theo chế độ bốn mươi tiếng trong một tuần.
- Thời gian làm việc của người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Còn đối với thời gian làm việc bình thường của những người lao động năng nhọc độc hại hoặc đặc biệt năng nhọc độc hại nguy hiểm người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật liên quan.
+ Hiện nay đối với người chưa thành niên do chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chưa phát triển về thể chất nên thời gian làm việc đối với đối tượng đặc biệt này được quy định như sau:
Đối với người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần, không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Thời gian làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Ngoài ra, nhà nước cũng rất quan tâm và điều chỉnh về thời giờ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc của từng đối tượng khác nhau trong đó có chế độ bảo vệ thai sản dành cho những người lao động nữ đang mang thai và sinh con dưới 12 tháng tuổi để thực hiện thiên chức của người mẹ mỗi ngày làm việc sẽ được rút ngắn một tiếng/ngày không được quá 7 tiếng/ngày hoặc trong tuần không được quá 42 tiếng/tuần.
Đối với người lao động cao tuổi thì có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời gian làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
2. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương:
+ Trong quá trình làm việc theo quy định của pháp luật thì công ty sẽ quy định cụ thể thời gian nghỉ giữa giờ làm việc tùy thuộc vào thời gian làm việc. Cụ thể
+ Người lao động làm việc theo thời gian làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
+ Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
+ Ngoài thời gian nghỉ nêu trên thì người sử dụng lao động cũng có thể bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
+ Ngoài ra, người lao động trong quá trình lao động còn được nghỉ cần thiết trong định mức do nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người ví dụ như đi vệ sinh.
+ Đối với lao động nữ cũng được nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chính sách liên quan trong lĩnh vực lao động. Đối với lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi và Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo
+ Trong quá trình làm việc do nhiều nguyên nhân khách quan trong quá trình sản xuất kinh doanh vì các sự cố về điện nước, thiên tai, dịch bệnh, xảy ra hỏa hoạn gây thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đang thực hiện chuyển trụ sở sản xuất kinh doanh vì do kinh tế phải thu hẹp sản xuất, giảm giờ làm, giảm chỗ làm việc thì khoảng thời gian này dù không làm việc nhưng vẫn tính là thời gian làm việc cho người lao động và trên thực tế của từng doanh nghiệp khác nhau thì người lao động vẫn được trả tiền lương ngừng việc như sau:
– Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
– Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 58 Nghị định 245/2020/NĐ-CP thì thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương ngoài những quy định trên còn có:
+ Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
+ Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của
+ Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của
+ Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
+ Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
3. Thời giờ làm việc vào ban đêm:
Hiện nay pháp luật cũng quy định về thời giờ việc vào ban đêm cho người lao động do tính chất và đặc thù của mỗi công việc khác nhau thì mỗi doanh nghiệp có quy định thời gian làm việc khác nhau nhưng về thời giờ làm việc vào ban đêm thì sẽ có quy định chung áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi đang làm việc trong khoảng thời gian từ mười giờ tối đến sáu giờ sáng ngày hôm sau theo đúng quy định của pháp luật lao động
Việc quy định thời gian làm việc như vậy nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động có đầy đủ sức khỏe nhằm hạn chế các bệnh nghề nghiệp do quá trình lao động gây ra, góp phần thực hiện các chế độ chính sách về pháp luật lao động của các cá nhân, có sử dụng lao động trong các quan hệ lao động và cũng có các chế tài xử lý nghiêm những trường hợp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính tùy theo tính chất mức độ vi phạm của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật lao đông phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững, ổn định và lâu dài, cũng như thúc đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả và chất lượng cao để hội nhập quốc tế.
4. Thời gian làm việc đối với lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm việc cho công ty nước ngoài và đang nuôi con nhỏ được 11 tháng. Hiện công ty đang cho tôi làm việc theo chế độ 7 tiếng/ngày. Nhưng đến thời điểm kiểm kê lại bắt tôi tăng ca hỗ trợ từ 15h – 23h. Vậy công ty có bị vi phạm không? Nếu vi phạm thì sẽ bị phạt như thế nào? Cám ơn bạn?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 137 Bộ luật lao động 2019 có quy định về việc bảo vệ chế độ thai sản đối với lao động nữ và Khoản 4 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về chính sách đối với lao động nữ.
Theo như thông tin chị cho biết, chị đang nuôi con nhỏ được 11 tháng. Hiện công ty đang cho chị làm việc theo chế độ 7giờ /ngày. Nhưng đến thời điểm kiểm kê lại bắt chị tăng ca hỗ trợ từ 15h – 23h. Căn cứ vào quy định khoản 1 Điều 137
5. Thời gian làm việc đối với lao động chưa thành niên:
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi là: Em có đứa em trai 17 tuổi hiện giờ đang làm bảo vệ cho công ty Đại Hưng Long. Mỗi ngày làm 13 tiếng với mức lương là 3.700.000 đồng. Ngoài ra không được hưởng bảo hiểm hay những phụ cấp khác. Nhưng khi xin nghỉ việc thì công ty đòi trả 200.000 đồng tiền làm hồ sơ trong khi em của em chỉ đưa chứng minh nhân dân gốc chứ không có hồ sơ gì cả. Vậy cho em hỏi nếu làm với thời gian 13 tiếng và mức lương 3.700.000 có phù hợp với người chưa đủ tuổi lao động không ạ. Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về độ tuổi lao động của lao động chưa thành niên được quy định tại Điều 143
“Người lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.”
Như vậy, em trai của bạn 17 tuổi là lao động chưa thành niên.
Thứ hai, xét tính hợp pháp của
Một là thời gian làm việc của lao động chưa thành niên được quy định tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật lao động 2019 như sau:
“2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.”
Theo như thông tin bạn cung cấp như vậy việc em trai bạn 17 tuổi phải làm việc 13h/ngày như vậy là trái với nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên quy định tại Bộ luật lao động 2019.
Hai là vấn đề tiền lương. Căn cứ vào khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:
“1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”
Mức lương tối thiểu được quy định tại Điều 91 Bộ luật lao động 2019, và mức lương tối thiểu vùng được quy định chi tiết tại Điều 3
Do em trai bạn làm bảo vệ cho công ty Đại Hưng Long nên mức lương được căn cứ vào sự thỏa thuận giữa chủ sử dụng lao động và em trai bạn. Tuy nhiên, mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Tùy thuộc vào địa bàn nơi công ty hoạt động thuộc khu vực nào mà mức lương tối thiểu của từng khu vực sẽ khác nhau. Để biết công ty hoạt động tại địa bàn thuộc khu vực nào, bạn cần tra cứu tại Phụ lục ban hành kèm theo
Em trai bạn làm việc 13h/ngày nên có thể xác định thời gian làm việc của em trai bạn được tính là 8h là thời gian làm việc bình thường và 5h là thời gian làm thêm giờ.
Căn cứ Điều 97 Bộ luật lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Tuy nhiên, do thông tin bạn cung cấp không cụ thể về thời gian làm việc bắt đầu từ khoảng thời gian nào nên không thể xác định chính xác là thời gian làm việc thêm là thuộc trường hợp nào bởi trong mỗi trường hợp khác nhau thì mức lương tính trong thời gian làm thêm sẽ thay đổi theo các mức khác nhau.