Quốc tịch được xem là yếu tố nhân thân quan trọng gắn liền với mỗi cá nhân, quốc tịch thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cá nhân đối với quốc gia mà họ mang quốc tịch. Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng và thừa nhận quyền có quốc tịch của công dân. Dưới đây là quy định về vấn đề thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên.
Mục lục bài viết
1. Quy định về thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên:
Thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên hiện nay đang được ghi nhận tại Chương IV Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014. Bao gồm một số vấn đề cơ bản như sau:
(1) Quy định về quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại quốc tịch hoặc thôi quốc tịch Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 như sau:
-
Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập quốc tịch Việt Nam, trở lại quốc tịch Việt Nam hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ, thì quốc tịch của con chưa thành niên đang sinh sống cùng với cha mẹ cũng sẽ được thay đổi theo quốc tịch của cha mẹ;
-
Chỉ khi cha hoặc chỉ khi mẹ được nhập quốc tịch Việt Nam, trở lại quốc tịch Việt Nam hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với cha, mẹ cũng sẽ có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, trong trường hợp có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ;
-
Trong trường hợp cha hoặc mẹ được nhập trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với cha, mẹ cũng sẽ có quốc tịch của nước Việt Nam, trong trường hợp cha mẹ không có thỏa thuận bằng văn bản về vấn đề giữ quốc tịch nước ngoài cho con chưa thành niên;
-
Sự thay đổi quốc tịch của con trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi bắt buộc phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
(2) Quy định về quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc cha mẹ bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định: Khi cha mẹ hoặc khi một trong hai bên cha mẹ bị tước quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, thì quốc tịch của con chưa thành niên cũng sẽ không thay đổi.
Như vậy, quốc tịch của con chưa thành niên sẽ không bị ảnh hưởng trong trường hợp cha mẹ hoặc một trong 02 bên cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam; hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
(3) Quy định về quốc tịch của con nuôi chưa thành niên. Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 như sau:
-
Trẻ em là công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ nguyên quốc tịch Việt Nam;
-
Trẻ em là người nước ngoài được công dân mang quốc tịch Việt Nam nhận làm con nuôi thì sẽ có quốc tịch Việt Nam được tính bắt đầu kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận về vấn đề nuôi con nuôi (có thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi hợp pháp);
-
Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ nhận làm con nuôi, trong đó một bên cha/mẹ là công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người còn lại là người nước ngoài, thì sẽ được nhập quốc tịch nước Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi, đồng thời được miễn điều kiện quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 19 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014;
-
Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi bắt buộc phải được sự đồng ý bằng văn bản của con nuôi đó.
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 19 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó, công dân nước ngoài và người không có quốc tịch đang thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam khi có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
-
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-
Tuân thủ đầy đủ hiến pháp của nước Việt Nam và pháp luật Việt Nam, có thái độ tôn trọng truyền thống Việt Nam, phong tục Việt Nam và tập quán của dân tộc Việt Nam;
-
Biết tiếng Việt Nam để có thể hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam khi được nhập quốc tịch;
-
Đã thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam trong khoảng thời gian từ đủ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
-
Có khả năng đảm bảo đời sống tối thiểu trên lãnh thổ của Việt Nam.
2. Việc kết hôn, ly hôn của cha mẹ có ảnh hưởng đến quốc tịch của người chưa thành niên không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về vấn đề giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật. Theo đó:
Việc kết hôn, ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật phát sinh giữa công dân mang quốc tịch Việt Nam với người nước ngoài sẽ không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của con chưa thành niên (nếu có).
Theo đó, việc kết hôn hoặc ly hôn của cha mẹ sẽ không ảnh hưởng đến quốc tịch của con chưa thành niên. Trong trường hợp cha hoặc mẹ là công dân mang quốc tịch Việt Nam, người còn lại là người nước ngoài khi kết hôn, ly hôn thì sẽ không ảnh hưởng đến quốc tịch của con chưa thành niên (con chưa thành niên vẫn có thể mang quốc tịch Việt Nam và không bị thay đổi).
3. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó:
(1) Công dân nước ngoài và người không có quốc tịch đang thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam khi có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch nếu đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
-
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-
Tuân thủ hiến pháp Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống Việt Nam, phong tục và tập quán của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam;
-
Biết tiếng Việt đủ để có khả năng hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam khi nhập quốc tịch;
-
Đã thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam trong khoảng thời gian từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
-
Có khả năng kinh tế để đảm bảo cuộc sống tối thiểu trên lãnh thổ của Việt Nam.
(2) Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch mà không cần phải đáp ứng các điều kiện bao gồm: Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam, đã thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam trong khoảng thời gian từ đủ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam, có khả năng kinh tế đảm bảo cuộc sống tối thiểu trên lãnh thổ của Việt Nam; khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Là vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ của công dân mang quốc tịch Việt Nam;
-
Là cá nhân có công lao đặc biệt, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam;
-
Việc nhập quốc tịch của cá nhân đó hoàn toàn có lợi cho nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(3) Người nhập quốc tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trong trường hợp đặc biệt nếu được Chủ tịch nước cho phép thì có thể vẫn sẽ được giữ quốc tịch nước ngoài đó (song tịch). Đồng thời, người xin nhập quốc tịch Việt Nam thì bắt buộc phải có tên gọi Việt Nam, tên gọi này cần phải do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn, tên gọi đó cần phải được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
(4) Người xin nhập quốc tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ không được nhập quốc tịch nước Việt Nam nếu việc nhập tịch đó làm phương hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia Việt Nam. Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: