Bảo hiểm ô tô. Thanh toán phí bảo hiểm ô tô như thế nào có được nợ phí bảo hiểm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư cho em hỏi là về thanh toán phí bảo hiểm ô tô như thế nào có được nợ phí bảo hiểm không? Nợ trong thời gian bao lâu? Thanh toán phí bảo hiểm có gì khác giữa bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Thanh toán phí bảo hiểm ô tô như thế nào có được nợ phí bảo hiểm không?
Cách thức thanh toán phí bằng cách: nộp tiền mặt, hoặc Séc trực tiếp cho cán bộ, đại lý bán bảo hiểm cho quý khách. Ngoài ra, có thể chuyển khoản hay các hình thức thanh toán khác theo thỏa thuận giữa quý khách và các doanh nghiệp bảo hiểm.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi năm 2010, một trong những nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm là:
“a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;…”
Đối với sản phẩm bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, pháp luật quy định không được cho nợ phí, phải thanh toán đầy đủ các khoản phí BH trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng.
“Phải tham gia và đóng đầy đủ phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này. Khi mua bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.”
Theo Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16/09/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 214/2013/NĐ-CP )
>>> Luật sư
Thanh toán phí bảo hiểm có gì khác giữa bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc?
Đối với các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện thì thông thường trong bảo hiểm là không được nợ phí.
Theo Điều 2 Thông tư 194/2014/TT-BTC quy định cho phép khách hàng được nợ phí bảo hiểm, nhưng phải có điều kiện ràng buộc. Đó là bên mua bảo hiểm phải có tài sản đảm bảo hoặc bảo lãnh thanh toán, tất nhiên điều này phải được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
“ Khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp chuyên kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài có thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm. Việc nợ phí phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm và chỉ được áp dụng khi bên mua bảo hiểm có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm…”
Theo đó, trường hợp khách hàng nợ phí và có tài sản bảo đảm, doanh nghiệp và bên mua bảo hiểm thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm. Điều này đồng nghĩa với việc tài sản bảo đảm phải có giá trị ít nhất bằng số phí bảo hiểm còn phải nộp và phải có tài liệu chứng minh thuộc sở hữu của bên mua bảo hiểm và chưa được dùng để thế chấp, cầm cố hoặc đảm bảo thực hiện các trách nhiệm khác của bên mua bảo hiểm. Còn nếu nợ phí có bảo lãnh thanh toán thì tổ chức thực hiện bảo lãnh phải có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh và phải có hợp đồng về bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm.
Chủ xe cần thanh toán phí đúng hạn theo thỏa thuận để được hưởng quyền lợi bảo hiểm.