Không lập biên bản vi phạm hành chính có được tịch thu tang vật vi phạm? Quy định về lập biên bản vi phạm hành chính? Không ký vào biên bản vi phạm hành chính giải quyết như thế nào? Trường hợp phải lập biên bản vi phạm hành chính? Thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính?
Trong đời sống hàng ngày, khi tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ đều sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Có thể nói, bên cạnh việc xử lý về hình sự thì xử lý vi phạm hành chính được coi là một trong những công cụ hiệu quả trong việc duy trì trật tự hoạt động quản lý nhà nước.
Nhằm mục đích tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm về hành chính cũng như cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, kể từ khi
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền và trình tự lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật hành chính khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Thứ nhất, những trường hợp vi phạm hành chính phải lập biên bản
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc xử lý các hành vi vi phạm về hành chính có thể được thực hiện bằng một trong hai trình tự: Xử phạt tại chỗ không cần lập biên bản và trường hợp phải lập biên bản. Riêng đối với trường hợp không lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ và chỉ được áp dụng hình thức này trong những trường hợp hành vi vi phạm được áp dụng hình thức xử lý cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 nếu là cá nhân hay 500.000 đối với tổ chức.
Như vậy, có thể xác định ngoài những trường hợp như đã nêu ở trên thì tất cả các hành vi vi phạm về hành chính khi bị phát hiện đều phải thực hiện lập biên bản.
Thứ hai, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, những người có thẩm quyền đang thực hiện công vụ khi phát hiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải tiến hành lập biên bản để đảm bảo tính kịp thời. Cụ thể, tại Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP (Sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP) đã nêu rõ chỉ những người được quy định sau mới có quyền thực hiện việc lập biên bản khi phát hiện có hành vi vi phạm:
– Những người có thẩm quyền xử phạt được quy định cụ thể trong từng lĩnh vực quản lý như Ủy ban nhân dân các cấp, Thị trường, Thanh tra, thuế,…
– Các công chức, viên chức hoặc những người thuộc Công an, Quân đội đang thực hiện công vụ được giao theo quy định.
– Đối với những trường hợp đặc thù như hành vi vi phạm bị phát hiện được thực hiện trên các phương tiện là tàu tuyền, máy bay thì chỉ những người là chỉ huy, trường tàu, thuyền trưởng hoặc người được họ giao nhiệm vụ mới được quyền lập biên bản.
Lưu ý:
– Đối với các chức danh cụ thể được lập biên bản đã xác định rõ ràng, cụ thể trong từng lĩnh vực thông qua các nghị định quy định xử phạt của từng lĩnh vực đó.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
– Trong trường hợp phát hiện vụ việc có nhiều hành vi vi phạm mà trong đó có hành vi người lập biên bản không được quyền xử phạt thì họ vẫn có quyền lập biên bản và chuyển biên bản đến cho người có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Thứ ba, trình tự lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính
Trình tự lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và hướng dẫn tại Nghị định 81/2013/NĐ-CP (Sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP) như sau:
Bước 1: Người thi hành công vụ xác định hành vi vi phạm và thẩm quyền của mình trong việc lập biên bản
Trong khi thi hành công vụ, người có thẩm quyền cần căn cứ, đối chiếu các văn bản pháp luật quy định về xử lý hành vi vi phạm trong lĩnh của mình để xác định hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân.
Thực hiện lập biên bản ngay khi phát hiện có căn cứ xác định hành vi đó vi phạm để đảm bảo tính kịp thời. Riêng với những hành vi vi phạm có tính chất phức tạp, khó phát hiện phải sử dụng phương tiện hoặc thiết bị kĩ thuật, nghiệp vụ để xác minh thì người có thẩm quyền cần tiến hành lập biên bản ngay khi có kết quả xác minh.
Bước 2: Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính
– Người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm với các nội dung như sau:
+ Thời gian, địa điểm thực hiện lập biên bản phải được ghi rõ ràng, cụ thể.
+ Thông tin của người lập biên bản, của tổ chức, cá nhân vi phạm (Ví dụ: họ tên, địa chỉ, chức vụ, nghề nghiệp,…)
+ Thông tin về hành vi vi phạm như: Thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm được thựa hiện,… trong đó đối với hành vi vi phạm cần được ghi rõ ràng, chính xác và có thể mô tả tóm tắt hành mà người vi phạm đã thực hiện.
+ Ngoài ra, nếu trường hợp có áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc có lời khai hay người chứng kiến, người bị thiệt hại hay phải giải trình thì cần ghi rõ các nội dung này trong văn bản.
– Người có thẩm quyền khi thực hiện lập biên bản phải chú ý lập tối thiểu là 02 bản.
Bước 3: Yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm và người có liên quan (nếu có) ký vào biên bản
– Sau khi lập biên bản xong, người có thẩm quyền phải đưa biên bản cho đại diện của tổ chức hoặc cá nhân vi phạm để họ ký hoặc điểm chỉ (nếu không ký được) vào biên bản. Riêng đối với trường hợp khi phát hiện hành vi có người chứng kiến hoặc có tổ chức, cá nhân bị thiệt hại thì những người đó cần phải ký vào biên bản.
– Trong trường hợp biên bản có nhiều tờ, người lập biên bản cần hướng dẫn những người phải ký ở trên thực hiện ký vào từng tờ của biên bản.
Lưu ý:
– Trong trường hợp không có chữ ký của người vi phạm vì lý do không có mặt, cố tình trốn tránh hay do khách quan thì biên bản phải có chữ ký của người đại diện của chính quyền cơ sở nơi xảy ra hành vi hoặc của hai người chứng kiến.
– Đối với biên bản không có chữ ký của bên vi phạm, người bị thiệt hại hay người chứng kiến do họ từ chối không ký thì trong biên bản phải được ghi rõ lý do
Bước 4: Giao biên bản vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định.
– Sau khi biên bản được lập xong người có thẩm quyền phải giao 01 bản cho chính người vi phạm hoặc cho cha mẹ hay người giám hộ nếu họ là người chưa thành niên.
– Sau khi xác định thẩm quyền xử phạt đối vối hành vi vi phạm được lập biên bản nằm ngoài phạm vi thẩm quyền của mình thì biên bản phải được người lập biên bản chuyển ngay đến người có thẩm quyền để tiến hành xử phạt.
Mục lục bài viết
1. Không lập biên bản vi phạm hành chính có được tịch thu tang vật vi phạm?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Theo Điều 119, 125, 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính thì có thể tạm giữ tang vật, phương tiện và tịch thu sau thời hạn tạm giữ mà không có người sở hữu đến nhận. Tôi có 1 số thắc mắc như sau: Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện và khi tạm giữ nếu không lập Biên bản vi phạm hành chính thì sẽ lấy căn cứ nào để chứng minh rằng hành vi đó là hành vi vi phạm hành chính? Trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện và khi tạm giữ có lập biên bản vi phạm hành chính thì sẽ ra Biên bản tịch thu theo mẫu số 07 hay mẫu số 10? Sau khi ra Quyết định tịch thu thì tiến hành lập hội đồng bán đấu giá. Vậy, để thành lập được Hội đồng thì phải căn cứ theo quy định nào? Cám ơn quý Luật sư đã dành thời gian tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 56, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản chỉ được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
Về việc lập Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì những chủ thể có thẩm quyền sẽ phải sử dụng Mẫu biên bản số 6 ban hành kèm theo phụ lục Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Tuy nhiên, cũng tại khoản 1 Điều 56, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trong trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Tức là, những trường hợp nào vi phạm hành chính mà có sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì buộc các chủ thể có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản để điểu tra làm rõ. Nên vấn đề của bạn đang thắc mắc đã được pháp luật dự trù trước.
Về việc thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản bị tịch thu do vi phạm hành chính thì theo quy định tại khoản Điều 19, Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ thì Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập để bán đấu giá tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Quy định về lập biên bản vi phạm hành chính
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư! Vấn đề e cần tư vấn là: hôm qua e đang chạy xe (xipo 110) thì có 2 anh hình sự và 1 anh cảnh sát cơ động ở sau chạy lên dừng xe e kiểm tra giấy tờ. Sau đó chở em về chốt giao thông, rồi a cảnh sát giao thông kiểm tra nói xe em là xe ráp ( giấy tờ và xe e hợp lệ ) xong lại nói bằng lái xe của em là giả, rồi lập biên bản xong giữ hết giấy tờ va phương tiện của em. Nhưng em không kí tên vì biên bản không đúng lỗi vi phạm. Vậy giờ em phải làm sao, xin luật sư tư vấn giúp em. Em xin cám ơn ạ?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về việc lập biên bản xử lý vi phạm hành chính như sau:
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
… ..”
Tuy nhiên, người vi phạm có quyền khiếu nại về biên bản xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền mà biên bản không có căn cứ, không đúng lỗi vi phạm thì bạn căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 bạn có thể làm đơn khiếu nại như sau:
“Điều 15. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với
2. Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó theo quy định của pháp luật.”
Nếu không đồng ý với nội dung của quyết định xử phạt thì bạn thực hiện thủ tục khiếu nại quyết định xử phạt đó theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011. Cụ thể:
Về trình tự khiếu nại được quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
3. Không ký vào biên bản vi phạm hành chính giải quyết như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đối với trường hợp hộ gia đình không ký vào biên bản như thế nào? Mã ngành kinh tế 4690 quy định chi tiết cụ thể danh mục mặt hàng được kinh doanh cụ thể những mặt hàng nào? Nếu muốn hủy bỏ quyết định xử lý vi phạm hành chính thì dùng mẫu quyết định nào để thực hiện?
Luật sư tư vấn:
– Quyết định số 337/QĐ-BKH về việc ban hành quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam: mã ngành 4690 là mã ngành bán buôn tổng hợp. Nhóm này gồm: Bán buôn tổng hợp nhiều loại hàng hóa, không chuyên doanh loại hàng nào.
– Đối với trường hợp hộ gia đình vi phạm quy định trong lĩnh vực an toàn thực phẩm mà không ký vào biên bản, theo quy định tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
“Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.
…
2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
…”.
Theo quy định trên, khi người vi phạm không ký vào biên bản vi phạm hành chín, nếu có người chứng kiến/người làm chứng thì lấy chữ ký của người chứng kiến/người làm chứng. Hoặc có thể lấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra hành vi vi phạm như ủy ban nhân dân cấp xã,…
– Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực kể từ ngày 31/12/2013 không ban hành phụ lục về mẫu biên bản và quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; do đó bạn có thể tham khảo mẫu số 20 ban hành kèm theo Nghị định 91/2012/NĐ-CP (nay Nghị định 91/2012/NĐ-CP đã hết hiệu lực áp dụng) để soạn thảo quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính.
4. Trường hợp phải lập biên bản vi phạm hành chính?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, quyết định xử phạt hành chính có cần biên bản vi phạm hành chính không? Nếu trong quyết định không có thì sẽ bị xử lí như thế nào? Tôi có được quyền yêu cầu hủy bỏ quyết định không?
Luật sư tư vấn:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu hành vi vi phạm bị phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì người có thẩm quyền không cần lập biên bản mà có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Đối với trường hợp này sẽ không cần lập biên bản vi phạm hành chính.
Nếu hành vi vi phạm bị phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì phải lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
“Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”
Nội dung quyết định xử phạt hành chính gồm những nội dung sau:
– Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
– Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
– Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có)
– Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định
– Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
– Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
– Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
– Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
– Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;
– Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
– Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
Đối với trường hợp này, phải có biên bản vi phạm hành chính và trong quyết định xử phạt hành chính phải căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính. Nếu trong quyết định xử phạt hành chính không căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền phải hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính và lập lại quyết định xử phạt hành chính khác.
5. Thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính vào lúc nào? Và cho em hỏi có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về quy trình xử lý vụ việc hành chính không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
– Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
+ Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
+ Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.
– Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.
+ Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
Luật sư tư vấn thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính:1900.6568
– Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
+ Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
+ Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Như vậy, khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản trừ trường hợp không cần phải lập biên bản vi phạm hành chính.
Về trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính, bạn tham khảo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 ngoài ra, bạn tham khảo thêm các văn bản xử phạt hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể để xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.