Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là gì? Quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ? Ưu và nhược điểm của mô hình PPP?
Việc lựa chọn hình thức đầu tư có ý nghĩa quan trọng vì lựa chọn hình thức đầu tư có ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án đầu tư sau này của các chủ dự án. Theo quy định của pháp luật hiện hành, có nhiều hình thức đầu tư khác nhau. Các chủ thể là những nhà đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư sao cho hình thức đó phù hợp nhất với dự án của mình. Một trong số đó phải kể đến là đầu tư theo hình thức đối tác công tư hay còn được gọi là PPP. Đây là thuật ngữ viết tắt được sử dụng nhiều. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP?
Căn cứ pháp lý: Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư số 65/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020.
Mục lục bài viết
1. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là gì?
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) được hiểu cơ bản là hình thức đầu tư của các nhà đầu tư được thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà đầu tư của dự án cũng như doanh nghiệp dự án để nhằm mục đích thực hiện việc xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư cũng đã được triển khai từ nhiều năm nay tại Việt Nam.
Trong hình thức đầu tư PPP thông thường sẽ thiết lập quan hệ đối tác giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể là những chủ đầu tư thông qua một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý hoặc một số cơ chế cụ thể khác. Tại đây thì chủ thể là các bên sẽ đồng ý chia sẻ các trách nhiệm liên quan tới việc lên kế hoạch và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng.
Một số lĩnh vực khuyến khích đầu tư hình thức PPP cụ thể đó là: Giao thông vận tải; Nhà máy điện, đường dây tải điện; Hệ thống chiếu sáng công cộng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; công viên; nhà, sân bãi để ô tô, xe, máy móc, thiết bị; nghĩa trang; Trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ở công vụ; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; Y tế; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; văn hóa; thể thao; du lịch; khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn; ứng dụng công nghệ thông tin; Hạ tầng thương mại; hạ tầng khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung; hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao; cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Một số các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là những lĩnh vực được khuyến khích đầu tư hình thức PPP. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư sẽ đem lại lợi ích cho nhà nước cũng như các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào dự án và cả công chúng sử dụng các dịch vụ công đó.
2. Quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP của Quốc hội:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại Điều 12 Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 quy định Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí cơ bản như sau:
– Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP khi dự án đó sử dụng vốn đầu tư công tư 10.000 tỷ đồng trở lên.
– Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP khi dự án đó ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: nhà máy điện hạt nhân; sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn
– Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP khi dự án đó sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên
– Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP khi dự án đó phải di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở những vùng khác.
– Dự án đó đòi hỏi cần phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Như vậy, các dự án phải sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên; dự án có những ảnh hưởng lớn đến môi trường… sẽ do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP. Nhin chung, các dự án này đều có quy mô lớn và có nhữnh ảnh hưởng trực tiếp đến người dân nên việc quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP của Quốc hội là cần thiết.
Hình thức đầu tư PPP ra đời nhằm mục đích để có thể tối đa hóa hiệu quả của dự án công, đảm bảo chất lượng cáo cho các công trình công cộng và từ đó sẽ có thể tận dụng tối đa, không lãng phí ngân sách nhằm mục đích thông qua đó sẽ đem lại lợi ích cho nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân tham gia và cả công chúng sử dụng các dịch vụ công đó.
3. Quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP của Thủ tướng Chính phủ:
Cũng tại Điều 12 Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 quy định ngoại trừ các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc một trong các tiêu chí được nêu sau đây:
– Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP khi dự án đó di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác.
– Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP đối với dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý, có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
– Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP đối với đầu tư xây dựng mới như: cảng hàng không, sân bay; đường cất hạ cánh của cảng hàng không, sân bay; nhà ga hành khách của cảng hàng không quốc tế; nhà ga hàng hóa của cảng hàng không, sân bay có công suất từ 01 triệu tấn trên năm trở lên.
– Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP đối với đầu tư xây dựng mới cụ thể như: bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển đặc biệt; bến cảng, khu bến cảng thuộc cảng biển loại I có tổng mức đầu tư tương đương với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Cũng theo quy định của pháp luật Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác sẽ có trách nhiệm và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, của Thủ tương Chính phủ.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, của Thủ tương Chính phủ.
Trong trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP, thẩm quyền quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư số 65/2020/QH14 ngày 18 tháng 6 năm 2020
Theo Bộ KH&ĐT, cấp quyết định dự án và ký hợp đồng với các chủ thể là những nhà đầu tư sẽ cần phải có đủ thẩm quyền để có thể đại diện cho phía Nhà nước ta.
Như vậy, ta nhận thấy, Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 quy định 3 cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án PPP, bao gồm: Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Và, cấp huyện, xã sẽ không được quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP.
4. Ưu và nhược điểm của mô hình PPP:
Ưu điểm của mô hình PPP:
– Ưu điểm của mô hình PPP là giúp tăng cường hiệu quả trong việc phân phối, điều hành và quản lý dự án về hạ tầng.
– Ưu điểm của mô hình PPP là có các nguồn lực bổ sung để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
– Ưu điểm của mô hình PPP là có cơ hội tiếp cận và nắm bắt các công nghệ tiên tiến cả phần cứng và phần mềm
– Công tác quy hoạch và phát triển được triển khai đúng đắn, cho phép sàng lọc, lựa chọn tốt hơn các chủ thể là những đối tác và hỗ trợ trong việc ra quyết định về cơ cấu của những dự án, từ đó sẽ đưa ra lựa chọn thích hợp về công nghệ dựa trên cơ sở xem xét chi phí trong toàn bộ vòng đời của toàn bộ dự án.
Không những thế, hiện nay, mô hình PPP này cũng đã trở nên hấp dẫn với chính phủ các nước đang phát triển, mô hình PPP cũng được đánh giá như là một cơ chế ngoài ngân sách để nhằm mục đích phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng. Mô hình PPP đã giúp tăng cường cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng cần thiết cho quốc gia. Áp dụng mô hình PPP cũng sẽ có thể không yêu cầu các chi tiêu tiền mặt ngay lập tức, từ đó thì việc áp dụng mô hình PPP cũng sẽ giúp làm giảm gánh nặng của chi phí thiết kế và xây dựng. Áp dụng mô hình PPP sẽ cho phép chuyển nhượng nhiều rủi ro dự án sang khu vực tư nhân. Không những thế thì mô hình PPP còn giúp đưa ra được những lựa chọn tốt hơn về thiết kế, công nghệ, xây dựng cũng như là sự vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ hạ tầng.
Nhược điểm của mô hình PPP:
Mô hình PPP PPP là một hình thức tạo ra cơ sở hạ tầng với chi phí do khu vực tư nhân tự thực hiện việc chi trả. Hiện nay, có một số trường hợp dự án BOT đã xảy ra các vấn đề cụ thể là do các nguyên nhân như: vượt quá chi phí, giá thành không thực tế, dự báo thu nhập không chính xác và giữa các chủ thể có những tranh chấp pháp lý xảy ra.