Có thể nói việc khai thác đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất ven sông, ven biển vào sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây đã được người sử dụng đất rất quan tâm vì nâng cao được hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Cùng tìm hiểu diện tích mặt nước là gì? Quy định về đất có mặt nước nội địa?
Mục lục bài viết
1. Diện tích mặt nước là gì?
Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể và rõ ràng về diện tích mặt nước. Nhưng tai có thể thấy được thuật ngữ ” diện tích mặt nước” được nhắc đến trong khái niệm diện tích nuôi trồng thủy sản như sau: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là diện tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được người nông dân sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản trong thời kỳ, gồm diện tích ao, hồ, đầm, đầm, phá, ao đào trên cát, bãi triều ven biển…
Theo như quy định tại khoản 3, Điều 2, Luật Tài nguyên nước năm 2012 thì khái niêm nước mặt được định nghĩa ngắn gọn như sau: Nước mặt là nguồn nước tồn tại trên bề mặt đất liện hoặc hải đảo. Nói một cách đơn giản hơn thì bất kì nguồn nước nào trên trái đất mà mọi người nhìn thấy mà không phải qua đào bới thì đều gọi là nước mặt.
Từ đó có thể hiểu một các đơn giản về khái niệm diện tích mặt nước là phần gồm diện tích ao, hồ, đầm, ruộng lúa, ruộng muối, sông cụt, vũng, vịnh, đầm, phá, ao đào trên cát, bãi triều ven biển… gồm cả hồ, đập thuỷ lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản để thu hoạch, diện tích được quây lại ở sông, hồ lớn, ven biển để nuôi trồng thuỷ sản, diện tích bờ bao, kênh dẫn nước vào, ra; các ao lắng, lọc…
2. Quy định về đất có mặt nước nội địa:
Hiện nay, diện tích mặt nước có khả năng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản ở nước ta còn khá lớn, chiếm tới hàng triệu ha. Trên thực tế, ở một số địa phương có nhiều hộ gia đình đã sử dụng một cách linh hoạt loại đất này bằng cách dùng diện tích đất mặt nước để nuôi tôm xuất khẩu, nuôi cá lồng, cá bè kết hợp chăn thả gia súc, gia cầm đưa lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng đất.
Điều 139. Đất có mặt nước nội địa quy định về việc sử dụng loại đất này như sau:
1. Ao, hồ, đầm được Nhà nước giao theo hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp.
Ao, hồ, đầm được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp hoặc nông nghiệp kết hợp với mục đích phi nông nghiệp.
2. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều xã, phường, thị trấn thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì việc sử dụng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Đối với hồ, đầm thuộc địa phận nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc sử dụng do Chính phủ quy định.
Bên canh những quy định của Luật Đất đai đối với mặt nước nội địa về chủ thể quản lý và chủ thể được Nhà nước gia cho quyền sử dụng thì
Như vậy, từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng, pháp luật nước ta quy định rất rõ ràng và chi tiết về nội dung đất có mặt nước nội địa là bao gồm những loại nào. Bên cạnh đó, đối với phần mặt nước nội địa là ao, hồ, đầm trong đất liền sẽ được nhà nước thực hiện việc giao, cho thuê cho những đối tượng cụ thể và đặc biệt khác nhau, việc này được quy định trực tiếp tại Điều 139 Luật Đất đai năm 2013 được nêu ra ở trên. Không chỉ quy định về hình thực giao, cho thuê phần đất có mặt nước nội địa và đối tượng được giao và thuê đối với việc này thì theo như quy định tại Điều này thì cũng có quy định về thẩm quyền quyết định việc sử dụng sẽ thuộc về các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước trong tường trường hợp cụ thể như đã nêu ra ở trên.
3. Quy định về cách xác định tiền thuê đất có mặt nước:
Đây là diện tích đất có mặt nước ở những vùng nội địa được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Đặc điểm của đất có mặt nước nội địa, loại đất thường tập trung ở vùng nội địa và nằm sâu trong đất liền nên có mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp còn có thể khai thác sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp khác. Loại đất này cần phải có quy hoạch cụ thể cho việc sử dụng đồng thời chú trọng đến các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất.
Trên thực tế hiện nay, việc sử dụng loại đất này thường được sử dụng khi được nhà nước cho thuê lại, trao cho quyền sử dụng thì mới được xử dụng. Vậy khi chủ thể được nhà nước cho thuê đất thì dựa vào đâu để xác định được khoản tiền để trả cho việc thuê đất có mặt nước nội địa là như thế nào? Chính vì vậy, Điều 12 Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước có quy định về việc xác định tiền thuê đất mặt nước tương đối chặt chẽ đối với loại đất này như sau:
Trên xơ sở quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 12 Nghị định 46/3014/NĐ-CP, thuê đất có mặt nước trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được xác định bằng công thức:
Tiền thuê đất có mặt nước = Diện tích đất có mặt nước phải nộp tiền thuê nhân x Đơn giá thuê đất có mặt nước thu một lần cho cả thời gian thuê
Bên cạnh đó thì pháp luật hiện hành cũng có quy định về trường hợp thuê mặt nước không thuộc phạm vi quy định tại Điều 10 Luật Đất đai. Điều này được quy định cụ thể, tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định này như sau:
“3. Đối với trường hợp thuê mặt nước không thuộc phạm vi quy định tại Điều 10 Luật Đất đai
a) Trường hợp thuê mặt nước trả tiền thuê hàng năm thì số tiền thuê mặt nước thu hàng năm bằng diện tích mặt nước thuê nhân (x) với đơn giá thuê mặt nước quy định tại Điều 7 Nghị định này.
b) Trường hợp thuê mặt nước trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê thì số tiền thuê mặt nước được tính bằng diện tích mặt nước thuê nhân (x) thời gian thuê mặt nước nhân (x) đơn giá thuê mặt nước quy định tại Điều 7 Nghị định này”.
Việc Xác định, thu nộp tiền thuê đất có mặt nước được quy định chi tiết tại Thông tư 77/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể, Điều 10 Thông tư này có quy định, cụ thể về đơn giá thuê đất có mặt nước được xác định bằng 50% đơn giá thuê của loại đất có vị trí liền kề có cùng mục đích sử dụng khi:
+ Trường hợp thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;
+ Phần diện tích đất có mặt nước sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
+ Đất có mặt nước sử dụng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.
– Đơn giá thuê đất có mặt nước được xác định không thấp hơn 50% đơn giá thuê của loại đất có vị trí liền kề có cùng mục đích sử dụng áp dụng Đối với trường hợp không thuộc 3 trường hợp kể trên.
Như vậy có thể thấy phần diện tích đất co mặt nước nội địa thì pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về việc xác định thời hạn cho thuê. Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đã xác định về việc trả tiền thuế đất mặt nước nội địa trong quá trình các chủ thể được nhà nước giao đất để sử dung vào các mục đích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
– Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
– Thông tư 77/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
– Thông tư 02/2015/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 43/2014/NĐ-CP và
–