Việc ra bản án, quyết định của Tòa án là gì? Việc ra bản án, quyết định của Tòa án tiếng Anh là gì? Quy định về việc ra bản án, quyết định của Tòa án? Bản án cần có những nội dung gì?
Tại các phiên tòa hình sự, việc quyết định ra bản án, quyết định sẽ do Hội đồng xét xử bao gồm Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, (có thể có thẩm phán tham gia phiên tòa) và Hội thẩm nhân dân quyết định. Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành quy định hoạt động ra bản án, quyết định của
1. Việc ra bản án, quyết định của Tòa án là gì?
Bản án, quyết định của Tòa án chính là những văn bản do Tòa án ban hành. Trong đó, bản án chính là văn bản ghi nhận quyết định cuối cùng của Hội đồng xét xử sau khi thực hiện hoạt động xét xử. Quyết định của Tòa án chính là những văn bản có thể do thẩm phán chủ tọa phiên tòa ban hành hoặc do Hội đồng xét xử quyết định về những vấn đề liên quan trong hoạt động tố tụng diễn ra tại phiên tòa.
Việc ra bản án, quyết định của Tòa án chính là hoạt động mà các chủ thể có thẩm quyền tiến hành để cho ra đời bản án, quyết định khi tiến hành phiên tòa hình sự.
2. Việc ra bản án, quyết định của Tòa án tiếng Anh là gì?
Việc ra bản án, quyết định của Tòa án tiếng Anh là “Pronouncement of a Court’s judgments and rulings”.
“Article 299. Pronouncement of a Court’s judgments and rulings
1. The trial panel shall discuss and pass judgments in the retiring room.
2. The decisions to change Trial panel’s members, procurator(s), court clerk, expert witness(s), valuator(s), interpreter(s), translator(s) or to suspend or dismiss cases, to halt a trial, to hold or discharge defendants in detention shall be discussed and passed in writing the retiring room.
3. The decisions on other matters, as discussed and passed by the Trial panel in the retiring room, may not be executed in writing but must be inputted in the court record.”
3. Quy định về việc ra bản án, quyết định của Tòa án
Tại
Điều 299. Việc ra bản án, quyết định của Tòa án
1. Bản án phải được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án.
2. Quyết định về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn bản.
3. Quyết định các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án không phải lập văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.”
Thực hiện nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, tại phiên tòa mọi vấn đề liên quan đến vụ án đều phải được Hội đồng xét xử thảo luận tập thể và quyết định theo đa số theo nguyên tắc được quy định tại Điều 24 Bộ luật Tố tụng hình sự “Điều 24. Tòa án xét xử tập thể: Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do Bộ luật này quy định.”
Do đó, việc ra bản án sẽ được Hội đồng xét xử gồm thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thảo luận. Hội đồng xét xử cần thảo luận về việc bị cáo có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì phạm tội gì, áp dụng hình phạt gì, hình phạt như thế nào, các biện pháp tư pháp khác cần được áp dụng đối với bị cáo, bồi thường thiệt hại cho bị hại, trả lại tài sản,…. Kết quả của việc thảo luận đó sẽ được thể hiện trong nội dung bản án.
Trong biên bản nghị án cần có những nội dung sau:
– Giờ, ngày, tháng, năm ra biên bản; tên Tòa án xét xử;
– Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm;
– Vụ án được đưa ra xét xử;
Kết quả biểu quyết của Hội đồng xét xử về từng vấn đề đã thảo luận quy định bao gồm những nội dung sau:
+ Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không;
+ Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp;
+ Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng;
+ Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự;
+ Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không;
+ Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa;
+ Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
+ Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm.
Đối với các quyết định về việc thay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và được lập văn bản. Sau khi quyết định, Chủ tọa phiên tòa công bố quyết định sẽ công bố quyết định tại phòng xử án. Việc quy định việc thảo luận các quyết định này vì việc thay đổi các Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trả tự do cho bị cáo gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xét xử cũng như kết quả của vụ án, do vậy mà cần sự thỏa thuận của các thành viên Hội đồng xét xử.
Đối với các vấn đề khác thì cũng cần phải được Hội đồng xét xử thảo luận nhưng với những trường hợp thông qua tại phòng xử án không phải lập văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
4. Bản án cần có những nội dung gì?
Tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về nội dung bản án cần đảm bảo những nội dung chính, theo đó
Bản án sơ thẩm phải ghi rõ:
* Tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử
* Số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; xử lý vật chứng;
* Ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập;
* Nhận định của Hội đồng xét xử phải phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo có tội thì là tội gì, theo điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác được áp dụng, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không có tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo không có tội và việc giải quyết khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật;
* Phân tích lý do mà Hội đồng xét xử không chấp nhận những chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự và người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đưa ra;
* Phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử;
* Quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo đối với bản án. Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó.
Bản án phúc thẩm phải ghi rõ:
* Tên Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo có kháng cáo, bị kháng cáo, bị kháng nghị và những bị cáo không kháng cáo, không bị kháng cáo, không bị kháng nghị nhưng Tòa án cấp phúc thẩm có xem xét; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người giám định, người phiên dịch và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú, địa chỉ của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; tên của Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;
* Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án;
* Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.
Trên đây là những nội dung cơ bản mà mỗi bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm cần phải đảm bảo. Hoạt động ra bản án, quyết định của Tòa án cần phải tuân theo nguyên tắc tập thể đồng thời phải được thực hiện tại phòng nghị án, tất cả các thành viên của Hội đồng xét xử bao gồm Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân phải tham gia, và không có thêm bất cứ một cá nhân nào khác được tham gia. Hoạt động nghị án phải được lập thành biên bản và có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham gia/