Quyết định hình phạt? Quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội (Decision on a sentence for preparation of a crime) là gì? Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội Tiếng Anh là gì? Những nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội? Những căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội là những trường hợp quyết định hình phạt phức tạp bởi vì hành vi phạm tội ở các giai đoạn này thể hiện những mức độ thực hiện ý định phạm tội đa dạng và đa phần chưa gây ra hậu quả của tội phạm nên rất khó để đánh giá chính xác tính chất , mức độ nguy hiểm của chúng. Vậy những quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội được thể hiện như thế nào tại
Căn cứ pháp lý:
– Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định hình phạt
- 2 2. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội là gì?
- 3 3. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội tiếng Anh là gì?
- 4 4. Những nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
- 5 5. Những căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
1. Quyết định hình phạt
Có thể thấy tại Điều 50, luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì căn cứ quyết định hình phạt sẽ được quy định như sau:
1. Khi quyết định hình phạt,
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này,
Như vậy Quyết định hình phạt là Xác định loại và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật cho phép để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể.
2. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội là gì?
Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội là việc Tòa án dựa trên cơ sở quy định pháp luật hình sự áp dụng biện pháp trách nhiệm hình sự cụ thể đối với người bị kết án về hành vi chuẩn bị phạm tội , phạm tội chưa đạt theo hướng giảm nhẹ hơn trường hợp tội phạm hoàn thành tùy vào mức độ thực hiện ý định phạm tội , cũng như những yếu tố khác thể hiện tính chất , mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Điều 102, Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt đối với những người dưới 18 tuổi
“1. Tòa án quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật này.
2. Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
3. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này.
Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các Điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này.”
Đặc điểm chung của quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt:
– Về chủ thể, đây là hoạt động được tiến hành bởi cơ quan xét xử vụ án hình sự , đó chính là Thẩm phán và Hội thẩm được trao quyền tiến hành tố tụng .
– Về thời điểm, quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội , phạm tội chưa đạt cũng được tiến hành trong giai đoạn xét xử và sau khi đã xác định được tội phạm , định tội danh như tất cả các trường hợp quyết định hình phạt thông thường .
– Về nội dung, quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội , phạm tội chưa đạt cũng phải tuân thủ những nguyên tắc , căn cứ do luật định đối với hoạt động quyết định hình phạt nói chung và cũng cho ra bản án , mức án cụ thể đối với người phạm tội trong vụ án cụ thể trên những cơ sở chung.
Đặc điểm riêng của quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội:
– Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội chỉ được đặt ra trong vụ án có hành vi phạm tội chưa hoàn thành vì một lý do khách quan ngoài ý muốn.
– Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội thường khó khăn, phức tạp hơn trường hợp tội phạm hoàn thành.
– Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội dựa trên các căn cứ quyết định hình phạt chung và các căn cứ quyết định hình phạt dặc thừ của trường hợp này.
– Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội phải được tiến hành theo hướng giảm nhẹ so với trường hợp tội phạm hoàn thành.
3. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội tiếng Anh là gì?
Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội tiếng Anh là “Decision on a sentence for preparation of a crime”
4. Những nguyên tắc quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Nguyên tắc quyết định hình phạt là những tư tưởng chỉ đạo và định hưởng hoạt động của Tòa án khi tiến hành hoạt động quyết định hình phạt để đưa ra những hình phạt khách quan , công bằng , chính xác . Nguyên tắc quyết định hình phạt không được chính thức đặt ra trong quy định cụ thể của luật hình sự . Tuy nhiên , việc quyết định hình phạt nói chung , quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội , phạm tội chưa đạt nói riêng được thừa nhận chung là phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa ; nguyên tắc nhân đạo , nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và nguyên tắc công bằng.
Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội được dựa trên những nguyên tắc như sau:
– Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: các quy định của pháp luật hình sự phải được tuân thủ triệt để khi quyết định hình phạt.
– Nguyên tắc nhân đạo: Nguyên tắc nhân đạo trong quyết định hình phạt thể hiện ở chỗ hình phạt được áp dụng phải bảo đảm hài hòa giữa ý chí của Nhà nước , lợi ích của xã hội và lợi ích của bản thân của người phạm tội . Nguyên tắc nhân đạo để cao mục đích giáo dục , cải tạo của hình phạt được áp dụng.
– Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt: thể hiện trong quyết định hình phạt ở chỗ hình phạt được áp dụng phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội , nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng , giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
– Nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự thể hiện ở việc mọi người phạm tội đều phải chịu trách nhiệm hình sự một cách bình đẳng theo luật định , không phân biệt giới tính , dân tộc , tôn giáo , chính kiến , nghề nghiệp , địa vị xã hội và tình trạng tài sản.
5. Những căn cứ quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội
Những căn cứ quyết định hình phạt là tất cả cả những yêu cầu bắt buộc theo luật định mà Tòa án phải nghiêm chỉnh tuân thủ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội. cả những yêu cầu bắt buộc theo luật định mà Tòa án phải nghiêm chỉnh tuân thủ khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
Như vậy, khi quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội , phạm tội chưa đạt , các căn cứ quyết định hình phạt chung ở trên phải được tuân thủ . Tuy nhiên, do đặc thù của các hành vi phạm tội chưa hoàn thành nên các căn cứ này khi áp dụng vào quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt cần có những điều chỉnh cho thích hợp như sau:
– Về căn cứ thứ nhất: Các quy định của Bộ luật hình sự để quyết định hình phạt trong các trường hợp này cần lưu ý: các quy định Phần các tội phạm Bộ luật hình sự là quy định áp dụng đối với tội phạm hoàn thành. Do vậy, khi quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt không áp dụng trực tiếp mà phải áp dụng theo hướng giảm nhẹ những quy định này trên những cơ sở chung của Điều 52 Bộ luật hình sự .
– Về căn cứ thứ hai: Tinh chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cần lưu ý rằng chuẩn bị phạm tội . phạm tội chưa đạt có tính nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm hoàn thành do mức độ thực hiện ý định phạm tội thấp hơn và chưa gây ra hậu quả của tội phạm. Vì thế, do tính chất đặc thù của quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội phạm tội chưa đạt , các nhà làm luật cổ theo quy định thêm các căn cứ quyết định hình phạt riêng khác liên quan đến đặc điểm của giai đoạn phạm tội nhưng các căn cứ quyết định phải quyết định hình phạt chung ở trên nhất định phải tuân thủ.
– Về căn cứ thứ ba: Tòa án còn phải căn cứ vào mức độ thực hiện ý định phạm tội. Theo đó , mức độ thực hiện ý định phạm tội là “ đại lượng chi hiệu quả , khối lượng của việc đạt được mục đích phạm tội đã đề ra ”. Mức độ thực hiện ý định phạm tội dựa vào việc xác định tội phạm ở giai đoạn nào , chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt , cũng như hành vi khách quan của người phạm tội để xác định chính xác , phân hóa trách nhiệm hình sự rõ ràng
– Về căn cứ thứ tư: Tòa án còn căn cứ vào những nguyên nhân khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng . Theo đó , những nguyên nhân này không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của người phạm tội , nguyên nhân làm cho người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng , mặc dù người phạm tội mong muốn thực hiện.
Tóm lại, là một dạng đặc thù của hoạt động quyết định hình phạt , quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng mang những đặc điểm chung của quyết định hình phạt . Ngoài ra , quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội cũng góp phần hiện thực hóa hiệu lực và mục đích của hình phạt , cũng như thể hiện đường lối xử lý nghiêm minh và tiến bộ , chính sách phân hóa trách nhiệm hình sự sâu sắc và tinh thần nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam. Cho nên , đòi hỏi khi quyết định hình phạt , Tòa án bắt buộc phải dựa trên những nguyên tắc và tuân thủ nghiêm chỉnh các căn cứ quyết định hình phạt.