Quy định về quyền khởi kiện ra tòa án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án.
Quy định về quyền khởi kiện ra tòa án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án.
Tóm tắt câu hỏi:
Cha tôi hồi xưa có 2 vợ, vợ thứ 2 sinh ra tôi, và sau đó bà chết lúc tôi còn nhỏ (không kiếm ra xác) tôi đã tìm kiếm xác từ lâu mà vẫn chưa thấy. Cách đây khoảng vài năm có người về nhận là em gái cùng mẹ với tôi (nhưng thực tế tôi không biết có đúng hay không). Và sau 1 thời gian tôi được biết người mà nhận làm em gái tôi lập bàn thở và xây mã thờ mẹ tôi (nhưng thực ra tôi biết mã đó không phải của mẹ tôi (vi chính người nhận em gái tôi đó đã thất lạc từ lâu và người đó cũng không biết mẹ tôi chết ở đâu thì làm sao kiếm ra mẹ tôi)mà thờ vì một mục đích khác) như vậy tôi muốn kiện người này ra tòa có được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về quyền khởi kiện vụ án:
"Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
Có thể thấy, khi lợi ích chính đáng, hợp pháp của bạn bị xâm phạm thì bạn sẽ có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án nhân dân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, vấn đề một người nhận là con của mẹ bạn mà có hành vi lập ban thờ và thờ cúng mẹ của bạn thì hiện tại pháp luật chưa có điều chỉnh về vấn đề này và cũng không có quy định nào coi hành vi này là hành vi vi phạm, nhưng có thể xét đến hành vi vi phạm nếu áp dụng theo quy phạm tập quán hoặc quy pháp đạo đức tại chính nơi mà bạn sinh sống, nếu có điều chỉnh về vấn đề này, khi bạn khởi kiện Tòa án vẫn sẽ phải thụ lý và giải quyết. Căn cứ quy định tại Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
"1. Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau:
Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng.
Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
2. Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như sau:
Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều này.
Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
…".