Quy định về quyền bí mật đời tư trong các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện quyền bí mật đời tư.
Đời tư và bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ và bất khả xâm phạm. Đây là quyền nhân thân gắn liền với mỗi công dân. Pháp luật có những quy định về quyền bí mật đời tư không chỉ trong Bộ luật dân sự mà còn đề cập trong một số văn bản pháp luật quốc tế và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Bộ luật Tố tụng Dân sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Quản lý Thuế…cao nhất là được ghi nhận trong Hiến Pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đảm bảo quyền bí mật đời tư của cá nhân.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về quyền bí mật đời tư trong một số văn bản luật quốc tế:
- 2 2. Quy định về quyền bí mật đời tư trong Hiến pháp:
- 3 3. Quy định về quyền bí mật đời tư trong Luật báo chí:
- 4 4. Quy định về quyền bí mật đời tư trong Luật giao dịch điện tử:
- 5 5. Quy định về quyền bí mật đời tư trong Luật công nghệ thông tin:
1. Quy định về quyền bí mật đời tư trong một số văn bản luật quốc tế:
Trong các công ước quốc tế và pháp luật của một số quốc gia không quy định về quyền bí mật đời tư mà quy định về quyền riêng tư. Có thể hiểu một cách chung nhất, quyền riêng tư là quyền bảo vệ đời sống của cá nhân mà các cá nhân, tổ chức khác không được xâm nhập hay công bố thông tin. Nội dung cơ bản của quyền riêng tư gồm có: sự riêng tư về thông tin cá nhân, cơ thể, thông tin liên lạc và nơi cư trú. Về bí mật đời tư, chưa có văn bản nào đưa ra khái niệm về bí mật đời tư nhưng xét về từ ngữ ta thấy, nội dung của quyền riêng tư rộng hơn nội dung của quyền bí mật đời tư. Như vậy, chúng ta có thể khai thác những quy định về bí mật đời tư trong quyền riêng tư ở một số công ước quốc tế.
Trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền 1948 (UDHR), Điều 12 ghi nhận:
“Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân; mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.”
Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Điều 17 nêu rằng:
“Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.”
Về cơ bản, cả Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đều ghi nhận giống nhau: mỗi người đều được bảo vệ về những điều riêng tư trong đời sống cá nhân, gia đình, nơi ở và thư tín. Cả hai văn bản này đều có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam, mỗi cá nhân đều được Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền riêng tư này.
2. Quy định về quyền bí mật đời tư trong Hiến pháp:
Điều 21 Hiến pháp năm 2013 đã có quy định như sau:
“- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
“- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác”.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.Dù chưa có văn bản hướng dẫn và nếu xảy ra vi phạm sẽ rất khó xác định thế nào là đời sống riêng tư nhưng quy định này đã mở rộng phạm vi hơn nhiều so với quyền bí mật đời tư. Ngoài ra, Điều 21 Hiến pháp năm 2013 còn quy định thông tin bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn và khẳng định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về bí mật gia đình.
3. Quy định về quyền bí mật đời tư trong Luật báo chí:
Với tính chất đặc thù của nghề nghiệp, báo chí là lĩnh vực có liên quan nhiều nhất đến bí mật đời tư cá nhân, đồng thời cũng là lĩnh vực mà việc xâm phạm bí mật đời tư cá nhân xảy ra mọt cách thường xuyên, như một sự việc hiển nhiên của ngành, thậm chí việc xâm phạm bí mật đời tư là một việc không thể thiếu nếu muốn có một bài báo “giật gân”, “nổi”, thu hút dư luận chú ý. Và những người bị báo chí xâm phạm bí mật đời tư phần lớn là những người nổi tiếng, bên cạnh đó thì mỗi cá nhân đều dễ dàng trở thành đối tượng bị xâm phạm bí mật đời tư trong giới báo chí.
Khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn Luật Báo chí quy định:
“Không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó (trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án)”.
Khi báo chí công khai những hình ảnh cá nhân, bí mật đời tư, có nhiều phản ứng trái chiều. Nhưng hầu như không ai đồng tình với việc thông tin cá nhân, bí mật của mình được đăng tải trên báo chỉ, được nhiều người biết đến, dù là tốt đẹp nhưng đó là những điều không mong muốn công khai.
Luật chỉ quy định “không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó” mà không quy định về việc xin sự cho phép việc đăng ảnh. Thậm chí, cũng chỉ có quy định cụ thể về hình ảnh chứ chưa có quy định cụ thể về bí mật đời tư. Chính vì vậy mà hiện nay việc báo chí khai thách một cách công khai, tràn lan bí mật đời tư, đặc biệt là của người nổi tiếng là một việc phổ biến, thậm chí đã trở thành chuyện bình thường trên mặt báo.
Quy định báo chí được quyền đăng thông tin, hình ảnh của cá nhân trong trường hợp”
“Người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án”.
Bên cạnh đó, cũng không quy định khoảng thời gian được phép đăng tải những thông tin, hình ảnh của những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ trọng án đã bị tuyên án. Có những trường hợp báo chí đăng tải lại thông tin của những vụ án đã xảy ra rất lâu, hay đăng tải thông tin theo kiểu “người một thời” trong khi những sự việc này đã là sự việc của quá khứ, những con người đó có thể đã trở về với cuộc sống của một người bình thường. Dù việc đăng tải lại những thông tin này với mục đích nào, việc đào bới lại quá khứ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của cá nhân người đó và những người thân xung quanh.
4. Quy định về quyền bí mật đời tư trong Luật giao dịch điện tử:
Điều 46
“- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành giao dịch điện tử.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Giao dịch điện tử cũng là một lĩnh vực liên quan nhiều đến môi trường mạng, và việc xử lí thông tin trong giao dịch điện tử là việc mà không phải ai cũng biết, đòi hỏi có một trình độ chuyên sâu nhất định. Chính vì vậy việc rò gỉ thông tin khi giao dịch điện tử rất dễ xảy ra, khó kiểm soát, và đôi khi chính bản thân người bị xâm phạm cũng không biết. Điều 46 Luật Giao dịch điện tử đã quy định về bảo mật thông tin tuy nhiên quy định này còn khá chung chung, cần làm rõ hơn, đặc biệt những trường hợp pháp luật có quy định khác cần quy định rõ ràng.
5. Quy định về quyền bí mật đời tư trong Luật công nghệ thông tin:
Điều 21
“- Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây:
+Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó;
+ Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên;
+ Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ;
+ Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại.
– Tổ chức, cá nhân có quyền thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó trong trường hợp thông tin cá nhân đó được sử dụng cho mục đích sau đây:
+ Ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;
+ Tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;
+ Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.
Điều 22 Luật Công nghệ thông tin quy định lưu trữ, cung cấp thông tin cá nhân trên môi trường mạng:
“- Cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin cá nhân của mình trên môi trường mạng thực hiện việc kiểm tra, đính chính hoặc hủy bỏ thông tin đó.
– Tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó.
– Cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân”.
Luật quy định khá chi tiết để đảm bảo quyền của mỗi người đối với thông tin cá nhân, đời tư trong môi trường mạng tuy nhiên việc thực hiện lại không hề dễ. Việc cá nhân bị xâm phạm đời tư hay thường gặp nhất là vi phạm hình ảnh đã xảy ra không kiểm soát nổi trên môi trường mạng hiện nay. Cũng có những trang mạng có chính sách bảo vệ người dũng tuy nhiên những chính sách này thiên về bảo vệ quyền tác giả nhiều hơn (ví dụ như Youtube), còn các thông tin, hình ảnh cá nhân.. hiện nay chúng ta vẫn chưa kiểm soát được.
– Quy định về quyền bí mât đời tư trong Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và Hiến, lấy xác năm 2006.
Căn cứ Điều 11 Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và Hiến, lấy xác quy định nghiêm cấm hành vi:
“Tiết lộ thông tin, bí mật về người hiến và người được ghép trái với quy định của pháp luật.”.
– Quy định về quyền bí mật đời tư trong Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Căn cứ Điều 25 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân:
“Thầy thuốc có nghĩa vụ khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn và hướng dẫn cách phòng bệnh, tự chữa bệnh cho người bệnh; phải giữ bí mật về nhưng điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư mà mình được biết về người bệnh…”
Các quy định buộc bác sĩ, những người làm công việc chữa bệnh khác phải tôn trọng bí mật đời tư của người bệnh.
– Quy định về quyền bí mật đời tư Luật Phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
Căn cứ Điều 8 Luật Phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) nghiêm cấm:
“Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó.”
– Quy định về quyền bí mật đời tư trong Luật Quản lý thuế 2006:
Điều 6 Luật Quản lý thuế 2006 ghi nhận cho người nộp thuế có quyền:
“…3. Được giữ bí mật thông tin theo quy định của pháp luật.”
Và đây cũng được xác định là trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế. Do trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức, cá nhân phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ nộp thuế là bắt buộc, bất cứ chủ thể nào vi phạm nghĩa vụ này có thể phải chịu những chế tài nhất định. Tuy nhiên, những thông tin về người nộp thuế cũng được coi là bí mật đời tư và được bảo mật.
– Quy định về quyền bí mật đời tư trong Luật Phòng, chống tham nhũng
Căn cứ Điều 7