Đảng viên bị khởi tố được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc khởi tố bị can liên quan đến hành vi có dấu hiệu phạm tội. Vậy quy định về quy trình khởi tố bị can đối với Đảng viên thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về quy trình khởi tố bị can đối với Đảng viên:
Đảng viên bị khởi tố có nghĩa là đảng viên đang bị cơ quan thẩm quyền buộc tội về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự. Trong trường hợp này, mức độ nghiêm trọng của hành vi sẽ lớn hơn nhiều so với trường hợp đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm hành chính. Ngoài ra, khi Đảng viên bị khởi tố, đảng viên còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp ngăn chặn như tạm giữ, tạm giam. Khi đó, đảng viên sẽ tạm thời bị cách ly khỏi xã hội. Do đó, theo quy định tại Điều 17 Quy định 22-QĐ/TW đã có những quy định riêng về việc thi hành kỷ luật đối với đảng viên bị khởi tố như sau:
– Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành ra quyết định giữ, bắt, khám xét khẩn cấp, khởi tố bị can hoặc bản án có hiệu lực pháp luật đối với công dân là đảng viên thì thời hạn chậm nhất là 3 ngày, thủ trưởng cơ quan đó có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức đảng trực tiếp quản lý đảng viên đó.
– Đảng viên bị khởi tố, truy tố hoặc bị tạm giam hoặc do cơ quan thanh tra, kiểm toán cung cấp nội dung vi phạm pháp luật thì tổ chức đảng sẽ có thẩm quyền chủ động phối hợp, kịp thời kiểm tra, kết luận và xem xét, xử lý kỷ luật đảng viên nếu trường hợp xét thấy có vi phạm đến mức phải xử lý, không chờ kết luận hoặc tuyên án của tòa án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán; không cần quyết định cho đảng viên, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt mới xem xét, xử lý kỷ luật. Sau khi đã có bản án hoặc quyết định của tòa án hoặc kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán, nếu thấy cần thiết, tổ chức đảng có thẩm quyền kỷ luật xem xét lại việc kỷ luật đảng đối với đảng viên đó.
– Đảng viên có vi phạm đã bị truy nã hoặc bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định khai trừ hoặc xoá tên trong danh sách đảng viên (đối với đảng viên dự bị), không phải theo quy trình thi hành kỷ luật. Tổ chức đảng sẽ có thẩm quyền quyết định khai trừ hoặc xoá tên đảng viên sẽ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt và các tổ chức đảng nơi đảng viên đó là thành viên. Đảng viên, cấp ủy viên mà bị tòa án tuyên phạt hình phạt thấp hơn hình phạt cải tạo không giam giữ, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, tổ chức đảng có thẩm quyền phải ra quyết định cho đảng viên trở lại sinh hoạt đảng, cấp ủy viên trở lại sinh hoạt cấp ủy và xem xét để quyết định xử lý kỷ luật theo đúng quy trình.
– Nếu trường hợp Đảng viên bị xử oan, sai đã được tòa án quyết định hủy bỏ bản án hoặc thay đổi mức án, cơ quan có thẩm quyền đình chỉ vụ án thì các tổ chức đảng có thẩm quyền phải kịp thời xem xét lại quyết định kỷ luật đối với đảng viên đó, kể cả trường hợp đã chết.”
2. Nguyên tắc thi hành kỷ luật đối với đảng viên bị khởi tố:
Để tiến hành kỷ luật đảng viên theo đúng trình tự quy định đó là cần thiết để duy trì sự nghiêm túc và đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động của Đảng. Việc này sẽ giúp xử lý những vi phạm một cách công bằng và minh bạch. Bằng cách tuân thủ các quy trình kỷ luật, Đảng có thể đánh giá và xử lý những hành vi vi phạm nghiêm trọng, từ đó giữ vững sự đoàn kết và đảm bảo sự tin tưởng của công chúng vào Đảng.
Quy trình kỷ luật đảng viên bị khởi tố được thực hiện theo trình tự, thủ tục tại Điều 13 Quy định 22-QĐ/TW như sau:
– Trước khi quyết định để kỷ luật, đại diện tổ chức đảng sẽ có thẩm quyền để quyết định kỷ luật nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm sẽ có trách nhiệm trình bày ý kiến và ý kiến này được báo cáo đầy đủ (kèm theo
– Trình tự xem xét, quyết định kỷ luật đảng viên được thực hiện như sau:
+ Đảng viên vi phạm kỷ luật sẽ phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu trường hợp từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn sẽ tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.
+ Cấp ủy hướng dẫn đảng viên vi phạm kỷ luật chuẩn bị bản tự kiểm điểm. Hội nghị chi bộ thảo luận, đóng góp ý và kết luận rõ về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ và biểu quyết (đề nghị hoặc quyết định) kỷ luật. Đại diện cấp ủy tham dự hội nghị chi bộ xem xét kỷ luật đảng viên là cấp ủy viên hoặc cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý.
+ Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau thì cấp ủy và ủy ban kiểm tra sẽ có thẩm quyền trực tiếp để xem xét, quyết định kỷ luật, không cần yêu cầu đảng viên đó phải kiểm điểm trước chi bộ: Vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao; nội dung vi phạm liên quan đến những bí mật của Đảng và Nhà nước mà chi bộ không biết; vi phạm trước khi chuyển đến sinh hoạt ở chi bộ.
+ Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời, nếu trường hợp vi phạm kỷ luật thì cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt tạm thời có trách nhiệm xem xét, xử lý kỷ luật tới mức cảnh cáo. Sau khi xử lý kỷ luật phải thông báo bằng văn bản cho cấp ủy nơi đảng viên sinh hoạt chính thức biết.
+ Tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền trường hợp khi phát hiện cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý có vi phạm phải chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới, trước hết là chi bộ xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xem xét, xử lý hoặc xử lý không đúng mức thì tổ chức đảng có thẩm quyền cấp trên xem xét, xử lý kỷ luật; đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng cấp dưới và người đứng đầu tổ chức đảng đó.
3. Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Quy định 22/QĐ-TW năm 2021, đảng viên sẽ bị đình chỉ sinh hoạt đảng trong các trường hợp sau đây:
– Khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và được xác có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng. Điều này ám chỉ đến những hành vi vi phạm nghiêm trọng và có tính chất nghiêm trọng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và hoạt động của Đảng. Những hành vi này có thể làm suy yếu sự đoàn kết nội bộ, phá vỡ nguyên tắc tổ chức, hoặc cản trở công tác kiểm tra và giám sát của Đảng.
– Khi bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố và tạm giam. Điều này đã ám chỉ đến việc đảng viên liên quan đến các hoạt động phạm tội, bị cơ quan pháp luật xác định có đủ căn cứ để truy tố và áp đặt biện pháp tạm giam. Trong trường hợp này, đảng viên sẽ bị đình chỉ sinh hoạt đảng nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và đảng.
Đình chỉ sinh hoạt đảng là biện pháp kỷ luật nhằm tạm ngừng quyền và nghĩa vụ của đảng viên trong hoạt động đảng, nhằm xem xét, điều tra và giải quyết vi phạm. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kỷ luật và tuân thủ quy định của Đảng, đồng thời tạo điều kiện để tiến hành quá trình điều tra và xử lý vi phạm một cách công bằng và minh bạch.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quy định 22/QĐ-TW năm 2021 về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của đảng.
THAM KHẢO THÊM: