Quảng cáo được xem là hình thức chiến lược hỗn hợp marketing quan trọng, được xem là phương tiện giao tiếp với người dùng sản phẩm và dịch vụ, quảng cáo hiện nay được tiến hành dưới mọi hình thức truyền thông khác nhau. Dưới đây là quy định của pháp luật về quảng cáo trong các chương trình văn hóa, thể thao.
Mục lục bài viết
1. Quy định về quảng cáo trong chương trình văn hoá thể thao:
Trước hết, quảng cáo trong các chương trình văn hóa thể thao là một trong những phương tiện quảng cáo được quy định tại khoản 6 Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo năm 2018. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo năm 2018 có quy định về các phương tiện quảng cáo, bao gồm:
– Báo chí;
– Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông;
– Các sản phẩm in ấn, bản ghi âm ghi hình, các thiết bị công nghệ;
– Bảng quảng cáo, băng rôn, hộp đen, màn hình chuyên quảng cáo và biển hiệu;
– Các phương tiện giao thông đường bộ;
– Hội chợ, hội nghị, tổ chức sự kiện, hội thảo, triển lãm, các chương trình văn hóa và thể thao;
– Người truyền tải sản phẩm quảng cáo và các vật thể mang nội dung quảng cáo;
– Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo năm 2018 có quy định về quảng cáo trong các chương trình văn hóa thể thao. Theo đó, quảng cáo trong chương trình văn hóa thể thao được quy định như sau:
– Quảng cáo trong các chương trình văn hóa thể thao theo quy định của pháp luật cần phải được thực hiện phù hợp với quy định về nghệ thuật biểu diễn, thể dục và thể thao;
– Không được phép treo, đặt, có hành vi rán, dựng các loại sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc các biển quảng cáo cao hơn biểu trưng, logo, cao hơn tên của chương trình thể dục thể thao, khổ chữ thể hiện trên các sản phẩm quảng cáo tại các chương trình thể dục thể thao cũng không được vượt quá một phần hai (1/2) khổ chữ tên của chương trình thể dục thể thao đó;
– Quảng cáo trên các khu vực sân khấu cần phải đảm bảo mỹ quan, trong quá trình quảng cáo không được che khuất tầm nhìn của người xem các chương trình biểu diễn, chương trình văn hóa thể dục thể thao;
– Quảng cáo trong các khu vực sân vận động, các nhà thi đấu, quảng cáo trong các địa điểm diễn ra hoạt động thể dục thể thao, các địa điểm diễn ra chương trình văn hóa không được che khuất quốc kỳ, quốc huy, ảnh các vị lãnh tụ, bảng hướng dẫn chuyên môn, tầm nhìn của khán giả. Quá trình quảng cáo trong các khu vực văn hóa thể thao không được làm ảnh hưởng đến hoạt động tập luyện, hoạt động thi đấu, hoạt động biểu diễn của các vận động viên, không được ảnh hưởng đến quá trình chỉ đạo của huấn luyện viên và quá trình thực hiện nhiệm vụ của ban tổ chức, quá trình thực hiện chức năng của trọng tài, nhân viên hướng dẫn, y tế và người phục vụ.
Theo đó có thể nói, quảng cáo trong các chương trình văn hóa/thể thao cần phải tuân thủ theo các điều kiện nêu trên.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Văn bản hợp nhất luật quảng cáo năm 2018 có quy định, thời lượng quảng cáo trong các bản ghi âm, ghi hình đối với các chương trình văn hóa, nghệ thuật, điện ảnh, bản ghi âm hoặc ghi hình có nội dung thay thế cho sách báo hoặc minh họa cho sách sẽ không được vượt quá 5% tổng số lượng thời gian trình chiếu nội dung chương trình đó. Nếu như tiến hành hoạt động quảng cáo trong bản ghi âm, ghi hình đối với các chương trình văn hóa thể thao thì thời lượng quảng cáo sẽ không được vượt quá 5% tổng thời lượng nội dung chương trình đó.
2. Mức xử phạt vi phạm quy định về quảng cáo trong chương trình văn hoá thể thao:
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (sau được sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quảng cáo trong chương trình văn hóa thể thao. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định như sau:
+ Treo, đặt, có hành vi dán, dựng các loại sản phẩm quảng cáo ngang bằng hoặc có chiều cao cao hơn so với biểu tượng, biểu trưng, logo hoặc tên của chương trình văn hóa thể thao;
+ Có hành vi thể hiện khổ chữ trên sản phẩm quảng cáo vượt quá diện tích một phần hai (1/2) khổ chữ tên của chương trình văn hóa thể thao;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Quảng cáo trên các khu vực sân khấu không đảm bảo yêu cầu về mỹ quan, quảng cáo dẫn đến hiện tượng chè xuất tầm nhìn của người xem;
+ Quảng cáo trong các khu vực sân vận động, quảng cáo trong các khu vực nhà thi đấu, các địa điểm diễn ra hoạt động thể dục thể thao dẫn đến hiện tượng che khuất quốc kỳ, quốc huy, ảnh của các vị lãnh tụ, bảng hướng dẫn chuyên môn và che khuất tầm nhìn của khán giả;
+ Quảng cáo trong các khu vực sân vận động, quảng cáo trong các khu vực nhà thi đấu gây ra hiện tượng cản trở cho hoạt động tập luyện, thi đấu, cản trở cho quá trình biểu diễn của vận động viên, cản trở hoạt động chỉ đạo của huấn luyện viên, và việc thực hiện nhiệm vụ của ban tổ chức, quá trình thực hiện nhiệm vụ của trọng tài, nhân viên hướng dẫn tải chương trình văn hóa thể thao, nhân viên y tế và người phục vụ khác.
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc phải tháo dỡ, xóa bỏ quảng cáo đối với hành vi vi phạm.
Như vậy có thể nói, sẽ cần phải tuân thủ quy định về mức xử phạt đối với hành vi quảng cáo trong các chương trình văn hóa thể thao theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức xử phạt được phân tích trên đây sẽ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm, đối với tổ chức vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm hành chính.
3. Quy định về đoàn người thực hiện quảng cáo, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, tổ chức sự kiện, vật thể quảng cáo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Văn bản hợp nhất Luật quảng cáo năm 2018 có quy định về đoàn người thực hiện quảng cáo, hội thảo, hội nghị, triển lãm, tổ chức sự kiện, hội chợ và vật thể quảng cáo. Cụ thể như sau:
– Đoàn người thực hiện hoạt động quảng cáo cần phải tuân thủ theo các quy định sau:
+ Đoàn người thực hiện quảng cáo phải là đoàn người có số lượng từ 03 người trở lên, đoàn người thực hiện quảng cáo cần phải mặc trang phục mang theo hình ảnh, mang theo các loại vật dụng thể hiện sản phẩm quảng cáo tại một địa điểm hoặc trong quá trình di chuyển trên các tuyến đường giao thông;
+ Đoàn người thực hiện hoạt động quảng cáo cần phải đảm bảo an toàn trật tự giao thông đường bộ, cần phải đảm bảo an toàn xã hội, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về quảng cáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
+ Tổ chức và các cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện hoạt động quảng cáo cần phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo tại địa phương, trong thông báo đó phải nêu rõ nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng tham gia đoàn người quảng cáo, thời gian thực hiện quảng cáo, lộ trình quảng cáo trong khoảng thời hạn chậm nhất là 15 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo. Trong thời hạn 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được thông báo, nếu cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo tại địa phương không đồng ý thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
– Hội thảo, hội nghị, triển lãm, người truyền tải sản phẩm quảng cáo, tổ chức sự kiện, vật thể quảng cáo và các phương tiện quảng cáo khác cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về quảng cáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, quá trình quảng cáo cần phải đảm bảo mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường, cần phải giữ gìn trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2018 Luật Quảng cáo;
– Nghị định 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo;
– Nghị định 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.