Nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước kjp thời nắm bắt về lĩnh lực ngoại hối, trong đó quy định về quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ hạn chế những sai sót, vi phạm. Pháp luật đã quy định những vấn đề liên quan đến ngoại hối thông qua bài viết Luật Dương Gia chúng tôi sẽ gửi đến quý bạn đọc một vài thông tin hữu ích về vấn đề nêu trên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Ngoại hối là gì?
- 2 2. Quy định về quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ:
- 3 3. Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
- 4 4. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng mua, bán nợ trong chi nhánh ngân hàng nước ngoài do ai quy định?
- 5 5. Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ theo quy định hiện nay:
1. Ngoại hối là gì?
Để hiểu rõ về quản lý hoạt động ngoại hối trong hoạt động mua bán nợ, trước tiên chúng ta phải xác định được ngoại hối là gì? Ngoại hối để chỉ tất cả những phương tiện thanh toán dùng trên thị trường quốc tế. Đó là tài sản và quyền tài sản được định giá, được chuyển đổi thành tiền nước ngoài, mà một nước sử dụng làm phương thức thanh toán trong giao dịch với các nước khác và được cộng đồng quốc tế chấp nhận.
Các hình thái ngoại hối gồm:
– Ngoại tệ: được hiểu là đồng tiền nước ngoài, hoặc đồng tiền chung giữa một nhóm các quốc gia khác nhau trên thế giới.
– Công cụ để thanh toán bằng ngoại tệ: là công cụ thanh toán được ghi bằng tiền nước ngoài như séc (Cheque), lệnh phiếu (Promissory Note), thẻ ngân hàng (Card Bank), hối phiếu (Bill of Exchange), giấy chuyển ngân hàng (Transfer),…
– Những loại chứng từ có giá trị tương đương ngoại tệ: như trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ.
– Vàng: gồm vàng thỏi, vàng khối, vàng miếng, vàng nhà nước dự trữ, vàng của người cư trú nước ngoài.
– Đồng tiền quốc gia: là ngoại hối khi đồng tiền đó sử dụng được trong phương thức thanh toán quốc tế, hoặc xuất nhập khẩu ra ngoài phạm vi quốc gia.
– Tiền mã hóa: là những loại tiền ảo,tiền kỹ thuật số, tiền điện tử. Đây là loại tiền được đảm bảo nhờ vào khả năng xử lý của mạng lưới máy tính toàn cầu, ví dụ như Bitcoin, Ethereum,…
2. Quy định về quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ:
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư
– Bên mua nợ và bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải có trách nhiệm tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam khi thực hiện mua, bán nợ và thu hồi khoản nợ được mua.
– Khi thực hiện mua, bán nợ với một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
– Bên mua nợ sử dụng tài khoản thanh toán bằng Việt Nam đồng để thực hiện phương thức thanh toán cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiền mua nợ và các chi phí có liên quan theo hợp đồng mua, bán nợ đối với trường hợp sử dụng đồng tiền mua nợ là Việt Nam đồng;
– Trường hợp bên mua nợ là người không cư trú khi sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam hoặc tài khoản ngoại tệ của Bên mua nợ tại nước ngoài để thực hiện thanh toán cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc tổ chức tín dụng tiền mua nợ và các chi phí có liên quan theo hợp đồng mua, bán nợ đối với trường hợp sử dụng đồng tiền mua nợ là ngoại tệ.
– Khi thu hồi nợ từ những khoản nợ được mua, số tiền thu hồi nợ phải được chuyển vào 01 tài khoản thanh toán nhất định bằng đồng Việt Nam và 01 tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của bên mua nợ mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
– Trường hợp mua, bán khoản nợ mà phát sinh từ nghiệp vụ cho vay ra nước ngoài hoặc nợ phát sinh do trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh cho bên được lãnh là người không cư trú:
– Bên bán nợ tiến hành thực hiện đăng ký thay đổi khoản cho vay ra nước ngoài, những khoản thu hồi nợ bảo lãnh theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối đối với việc cho vay ra nước ngoài và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú;
– Nếu bên mua nợ là người cư trú đang thực hiện đăng ký kế hoạch thu hồi nợ theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối đối với việc thu hồi nợ nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ mua, bán nợ.
3. Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định đồng tiền giao dịch như sau:
– Sử dụng đồng tiền Việt Nam đồng trong hoạt động mua bán nợ. Việc sử dụng ngoại tệ để làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiện trong trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú.
– Đồng tiền thu hồi nợ là đồng tiền của những khoản nợ hoặc đồng tiền khác theo thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên nợ tuy nhiên phải phù hợp với quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Từ những phân tích trên, như vậy đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đồng Việt Nam. Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiện trong trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú.
4. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng mua, bán nợ trong chi nhánh ngân hàng nước ngoài do ai quy định?
Dựa theo quy định tại Điều 11 Thông tư 09/2015/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN quy định hội đồng mua, bán nợ như sau:
– Hội đồng mua và bán nợ;
– Những tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tuy nhiên phải thành lập Hội đồng mua, bán nợ phù hợp với quy định pháp luật,quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ, điều lệ. Thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
Theo đó, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng mua, bán nợ trong chi nhánh ngân hàng nước ngoài do chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
5. Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ theo quy định hiện nay:
Việc thực hiện mua, bán nợ thực theo nguyên tắc quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN (sửa đổi tại Thông tư 18/2022/TT-NHNN) như sau:
– Thực hiện hoạt động mua, bán nợ không trái với nội dung quy định tại hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết giữa bên bán nợ, khách hàng và bên bảo đảm.
– Khi hoạt động mua, bán nợ pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tuy nhiên phải tuân thủ quy định tại Thông tư 09/2015/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận hoạt động mua nợ phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, mức trích và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước thời điểm đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ, trừ tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt.
– Đối với những tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng ;
– Tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, mức trích và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước thời điểm ký hợp đồng mua nợ.
– Trước khi thực hiện mua, bán nợ theo quy định thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ quy định rõ về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua, bán nợ; phương thức thanh toán; phương thức mua, bán nợ, quy trình, phương pháp định giá khoản nợ; quy trình mua, bán nợ; quy trình quản trị rủi ro đối với hoạt động mua, bán nợ.
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng mua nợ phải tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Mua lại những khoản nợ đã bán của tổ chức tín dụng.
– Tổ chức tín dụng không được bán nợ cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ các trường hợp pháp luật Việt Nam cho phép.
– Đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là công ty con của tổ chức tín dụng thì chỉ được mua nợ của tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tổ chức tín dụng mẹ có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
– Đối với trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, phương thức thực hiện, phân chia giá trị tài sản đảm bảo cho phần nợ được mua, bán và các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng mua, bán nợ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
– Các khoản nợ được mua, bán nợ phải luôn được theo dõi, báo cáo thống kê và hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật.
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, không được cấp tín dụng cho khách hàng để mua nợ thuộc sở hữu của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 09/2015/TT-NHNN (sửa đổi tại Thông tư 18/2022/TT-NHNN quy định về quản lý ngoại hối trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài