Thu gom vận chuyển xử lý chất thải nguy hại là công việc cần thiết bắt buộc phải làm của các tổ chức xả thải ra môi trường. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển, thu gom, xử lý sẽ có những điều kiện, những quy định cụ thể để đảm bảo sự an toàn cho mội trường. Vậy quy định về phương tiện, xe vận chuyển chất thải nguy hại như thế nào. Cùng tìm hiểu nhé
Mục lục bài viết
1. Quy định về phương tiện, xe vận chuyển chất thải nguy hại:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại khi đang hoạt động phải được trang bị các thiết bị, dụng cụ, vật liệu như sau:
– Phải có đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
– Phải có vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và các dụng cụ cần thiết để sử dụng trong những trường hợp như rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng.
– Phải có hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch sođa gia dụng để trung hòa khẩn cấp trong trường hợp vết bỏng axít trong trường hợp vận chuyển chất thải có tính axít;
– Các thiết bị thông tin liên lạc.
– Dấu hiệu cảnh báo lắp linh hoạt tùy theo từng loại chất thải nguy hại được vận chuyển ít nhất ở hai bên của phương tiện; và đặc biệt là có dòng chữ “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” với chiều cao chữ ít nhất 15 cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ được đặt cố định ít nhất ở hai bên của phương tiện.
+ Vật liệu và mực của dấu hiệu, các dòng chữ nêu trên không bị mờ và phai màu mà luôn luôn được rõ nét.
+ Đối với trường hợp vận chuyển bằng xe gắn máy thì kích thước dấu hiệu cảnh báo sẽ phải được lựa chọn cho phù hợp với thực tế.
– Các bảng hướng dẫn quá trình rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vận chuyển và xếp dỡ hay nạp xả chất thải nguy hại, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo các danh sách điện thoại của các cơ quan quản lý môi trường, cứu hỏa, công an, cấp cứu của địa phương trên địa bàn hoạt động), vị trí đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật đều phải được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.
2. Việc xác định và phân loại chất thải nguy hại dựa vào yếu tố gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu như sau:
– Chất thải nguy hại được hiểu đó là chất thải chứa các yếu tố độc hại, lây nhiễm, phóng xạ, dễ nổ, dễ cháy, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên thì chsung ta có thể xác định chất thải có phải chất thải nguy hại hay không. Về việc phân loại chất thải nguy hại sẽ tiến hành dựa vào mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại cụ thể được quy định tại Điều 68 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
– Việc phân định chất thải nguy hại sẽ được cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại.
– Các chất thải nguy hại sẽ phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để thực hiện việc lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã chất thải nguy hại có cùng tính chất và không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp.
– Nước thải nguy hại sẽ được tiến hành xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở phát sinh thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải.
– Chất thải nguy hại sẽ phải được tiến hành phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc khi chuyển đi xử lý trong trường hợp không lưu giữ.
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên để thực hiện quá trình phân loại chất thải nguy hại
3. Đối tượng nào được phép vận chuyển chất thải nguy hại?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định có các đối tượng được vận chuyển chất thải nguy hại trong đó gồm:
– Chủ nguồn thải chất thải nguy hại được xác định là có phương tiện, thiết bị phù hợp đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý phải đáp ứng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Cơ sở được cấp giấy phép môi trường có chức năng trong việc xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần vận chuyển.
Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều này có một vài lưu ý đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại như sau:
– Chất thải nguy hại trong quá trình vận chuyển cần phải được lưu chứa và vận chuyển bằng thiết bị, phương tiện chuyên dụng phù hợp đến cơ sở xử lý chất thải.
– Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại sẽ phải được tiến hành lắp đặt các thiết bị định vị; hoạt động theo tuyến đường và thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Thực hiện việc vận chuyển chất thải nguy hại như thế nào?
Ngoài việc chỉ được thực hiện bởi các đối tượng được phép vận chuyển thì trong quá trình thực hiện khâu vận chuyển chất thải nguy hại còn cần phải tuân thủ chặt chẽ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
– Việc vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện như sau:
+ Cá nhân, tổ chức khi thực hiện các hoạt động thu gom sản phẩm, bao bì phát sinh từ cá nhân, hộ gia đình, văn phòng cơ quan nhà nước, trường học, nơi công cộng thuộc danh mục sản phẩm, bao bì được quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này và danh mục chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định tại Mục 1 Chương VI Nghị định này không phải có giấy phép môi trường có nội dung xử lý chất thải nguy hại nhưng phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 71 Nghị định này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 thì Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại như sau: Trách nhiệm chính của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường. Một số nội dung quy định cụ thể như sau:
– Phân định, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại:
+ Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tự chịu trách nhiệm về việc phân loại, phân định, xác định lượng chất thải nguy hại phải khai báo và quản lý;
+ Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại được xác định là không quá 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh. Đối với trường hợp lưu giữ quá thời hạn nêu trên do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng năm về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ.
– Đối với những dự án đầu tư, cơ sở thuộc nhóm I, nhóm II, nhóm III quy định tại các Phụ lục III, IV và V ban hành kèm theo Nghị định này được xác định có phát sinh chất thải nguy hại với tổng khối lượng từ 1.200 kg/năm trở lên hoặc từ 100 kg/tháng trở lên trong quá trình vận hành thì phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
– Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tự xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh hoặc ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý nguy hại phù hợp.
– Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm phối hợp với chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại để lập chứng từ chất thải nguy hại khi chuyển giao chất thải nguy hại theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Sau thời hạn được xác định là 06 tháng, kể từ ngày chuyển giao chất thải nguy hại, nếu trường hợp không nhận được hai liên cuối cùng của chứng từ chất thải nguy hại mà không có lý do hợp lý bằng văn bản từ tổ chức, cá nhân tiếp nhận chất thải nguy hại thì chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp chuyển giao chất thải y tế nguy hại để xử lý theo mô hình cụm thì sử dụng biên bản bàn giao thay cho chứng từ chất thải nguy hại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ môi trường 2020;
– Nghị định 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường;
– Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.
THAM KHẢO THÊM: