Thế nào là phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa? Quy định về phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa?
Hiện nay, hoạt động mua bán hàng hóa được xem là hoạt động thương mại sôi nổi nhất, phổ biến nhất trên thị trường bởi tính ưu việt của hoạt động này đã mang lại những lợi ích to lớn, đáp ứng nhu cầu cho cả người mua và người bán. Tuy vậy, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa vẫn chưa được nhiều người biết đến và không phổ biến dù được quy định từ khá sớm tại
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý
–
Mục lục bài viết
1. Thế nào là phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa?
– Giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa là một loại hoạt động phổ biến trên thị trường thế giới, được nhiều thương nhân ở nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn. Đây là một loại thị trường đặc biệt mà tại đó, thông qua những người môi giới do Sở giao dịch chỉ định để mua các loại hàng hóa có khối lượng lớn, có tính chất đồng loại và có thể thay thế được cho nhau, đặc biệt những loại hàng hóa này có nhu cầu thị trường cao. Có thể nói, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thể hiện tập trung quan hệ cung cầu về một mặt hàng trong giao dịch trong một khu vực, ở một thời điểm nhất định.
Những trung tâm giao dịch lớn trên thế giới có thể kể đến như:
+ London, New York: Kim loại màu.
+ London, New York, Rotterdam, Amsterdam: Cà phê.
+ Bombay, Chicago, New York: Bông.
+ Rotterdam, Milan, New York: Lúa mì.
– Còn ở Việt Nam, phương thức mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được quy định tại Luật Thương mại năm 2005 là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
Trong đó, Sở giao dịch hàng hóa sẽ thực hiện các chức năng như cung cấp các điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hóa; điều hành các hoạt động giao dịch; niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
– Phương thức là cách thức để thực hiện một việc gì đó. Phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa là cách thức được sử dụng nhằm thực hiện việc mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa theo những nguyên tắc nhất định.
Từ những phân tích trên, bạn đọc phần nào hiểu được cơ bản thế nào là mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch hàng hóa và phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa để qua đó có thể tiếp cận những vấn đề pháp lý liên quan đến phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa được trình bày trong phần tiếp sau đây.
2. Quy định về phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa thì phương thức giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
Sở Giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá sau đây:
– Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;
– Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn là mức giá đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất;
– Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn cả hai nguyên tắc trên thì lấy mức giá cao nhất.
Vấn đề về phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa là vấn đề hết sức phức tạp, vậy nên cần thiết phải bóc tách từng vấn đề để có thể hiểu rõ, hiểu đúng những quy định của pháp luật hiện hành về phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa.
* Trước tiên, thế nào là phương thức khớp lệnh tập trung?
Phương thức khớp lệnh tập trung là phương thức giao dịch được thực hiện trên hệ thống giao dịch của Sở giao dịch hàng hóa trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá. Các lệnh giao dịch là một thuật ngữ phổ biến trong thị trường chứng khoán. Đối với mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch cũng vậy, thành viên kinh doanh yêu cầu giao dịch bằng lệnh giao dịch. Nội dung lệnh giao dịch cho từng loại giao dịch và từng loại hàng hoá sẽ do Sở Giao dịch hàng hóa quy định.
Khi tham gia giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa, khách hàng sẽ phải mở tài khoản thông qua thành viên kinh doanh trực thuộc Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Thành viên kinh doanh này sẽ lấy thông tin khách hàng tạo tài khoản để giao dịch và mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản duy nhất tại thành viên kinh doanh trực thuộc Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam. Quy trình đặt lệnh được thực hiện trực tiếp trên phần mềm CQG và được liên thông với các Sở giao dịch Hàng hóa với tốc độ khớp lệnh 2/1000s, thực hiện đa dạng lệnh và có thể sử dụng trên tất cả mọi nền tảng, có thể trên website hoặc trên các ứng dụng điện thoại. Trong quá trình giao dịch, thành viên sẽ được phép sửa đổi hoặc hủy bỏ lệnh giao dịch của mình trong trường hợp chưa khớp lệnh và các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
* Tiếp theo, các khớp lệnh giao dịch cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định như sau:
– Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
– Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;
– Trường hợp các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.
Nhìn vào quy định này thì ta có thể thấy được nguyên tắc khớp lệnh được chia thành 2 loại là ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian. Đối với nguyên tắc khớp lệnh ưu tiên về giá thì lệnh mua có mức giá cao hơn hoặc lệnh bán có mức giá thấp hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Còn đối với nguyên tắc khớp lệnh ưu tiên về thời gian thì nguyên tắc này chỉ áp dụng trong trường hợp cách lệnh cùn loại có cùng mức giá. Khi đó, lệnh giao dịch nào được nhập trước vào hệ thống giao dịch thì sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Việc nắm được những nguyên tắc này sẽ giúp các tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa có những định hướng, chiến lược nhất định để có thể đạt được mục tiêu của mình.
* Về nguyên tắc xác định giá:
– Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;
– Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn là mức giá đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất;
– Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn cả hai nguyên tắc trên thì lấy mức giá cao nhất.
* Về việc thực hiện công bố giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa
Theo đó, Điều 38 Nghị định 158/2006/NĐ-CP quy định Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố các thông tin sau đây:
– Chỉ số giá giao dịch trên tổng lượng hàng hoá giao dịch trong từng ngày, bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và các mức giá được khớp đối với từng loại hàng hoá được giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
– Kết quả giao dịch theo phương thức khớp lệnh, nội dung khớp lệnh bao gồm loại hàng hoá, số lượng hàng hoá khớp lệnh bán với lệnh mua và các nội dung khác theo quy định của Điều lệ hoạt động.
– Các thông tin khác được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Thông qua những phân tích của bài viết, bạn đọc có thể thấy phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa là phương thức khớp lệnh tập trung và việc thực hiện phương thức này phải tuân theo những nguyên tắc nhất định mà pháp luật quy định. Phương thức giao dịch được xem là một trong những phương thức mua bán hàng hóa phức tạp, đòi hỏi những chủ thể kinh doanh phải thật sự am hiểu và nắm rõ các cách đặt lệnh để có thể hoạt động mua bán tại Sở giao dịch hàng hóa được hiệu quả. Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về các quy định của pháp luật đối với phương thức giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa để thông qua đó, bạn đọc có thể lựa chọn cho mình những chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp với mục đích của mình.