Một số quy định về thanh tra? Một số quy định về thanh tra lao động?
Thanh tra là một hoạt động có vai trò quan trọng và diễn ra khá phổ biến trong mọi lĩnh vực. Hoạt động thanh tra được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân cũng như phục vụ quản lí nhà nước trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra nếu như phát hiện thấy các sai phạm thì các thanh tra buộc phải có những biện pháp xử lí nhất định theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Trong lĩnh vực lao động, hoạt động thanh tra cũng rất được chú trọng. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra lao động.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Một số quy định về thanh tra:
1.1. Thanh tra là gì?
Thanh tra được lập ra nhằm mục đích là để xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật của các tổ chức hoặc là cá nhân do tổ chức hay là người có quyền về thẩm định thực hiện theo một trình tự pháp luật quy định một cách cụ thể để nhằm phục vụ cho các hoạt động của việc quản lý nhà nước, giúp các chủ thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình cũng như Nhà nước.
Hay hiểu một cách đơn giản, thanh tra là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
1.2. Mục đích hoạt động thanh tra:
Hoạt động thanh tra có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội. Các quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của pháp luật hiện hành đồng thời từ đó bổ sung những nội dung mới nhằm mục đích tăng cường tính linh hoạt, tích cực, chủ động và tính tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra trong thực tiễn.
Không những thế, luật Thanh tra mới còn giao cho các cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Chính bởi vì thể mà nội dung của hoạt động thanh tra nhất là hoạt động thanh tra chuyên ngành có những thay đổi đáng kể cụ thể như sau: thẩm quyền ra quyết định thanh tra, phân công nhiệm vụ thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành,…
Đặc biệt cần lưu ý theo quy định của luật Thanh tra là đối với những ngành, không thành lập cơ quan thanh tra chuyên trách mà hoạt động thanh tra là do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình cần phải thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng. Ngoài ra còn phải tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, ta nhận thấy mục đích hoạt động thanh tra là để nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.3. Nguyên tắc hoạt động thanh tra:
Thanh tra có một số nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Nguyên tắc thứ nhất: Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
– Nguyên tắc thứ hai: Hoạt động thanh tra không được trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
2. Một số quy định về thanh tra lao động:
2.1. Thanh tra lao động là gì?
Giống như định nghĩa thanh tra trước đó, ta có thể hiểu thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện theo pháp luật lao động của một tổ chức, cá nhân do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động thực hiện theo một trình tự mà pháp luật quy định trước đó nhằm mục đích phục vụ cho quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể lao động và tổ chức, cá nhân khác.
2.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động bao gồm:
Pháp luật nước ta quy định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra lao động. Cụ thể, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động bao gồm các cơ quan sau đây:
– Thứ nhất: Thanh tra Bộ lao động – thương binh và xã hội (gọi tắt là thanh tra Bộ).
– Thứ hai: Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là thanh tra Sở).
– Ngoài ra, một số cơ quan khác được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
+ Tổng cục giáo dục nghề nghiệp.
+ Cục quản lý lao động ngoài nước.
+ Cục an toàn lao động.
2.3. Nội dung và quyền hạn của thanh tra lao động:
Theo Điều 214
– Thanh tra lao động là thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lao động.
– Thanh tra lao động thực hiện điều tra tai nạn lao động và vi phạm an toàn, vệ sinh lao động.
– Thanh tra lao động tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
– Thanh tra lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.
– Thanh tra lao động xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về lao động.
Quyền hạn của thanh tra lao động được quy định tại Điều 216
– Thanh tra lao động có quyền thực hiện hoạt động thanh tra, điều tra nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao theo quyết định thanh tra.
– Khi thực hiện việc thanh tra đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa an toàn, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người lao động tại nơi làm việc thì không cần báo trước.
2.4. Các trường hợp tiến hành thanh tra lao động:
Dựa trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng đã được pháp luật quy định, sẽ tiến hành các hoạt động thanh tra được quy định cụ thể tại Điều 20, Điều 21, Điều 22 Nghị định số 39/2013/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực ngày 24/4/2013 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương Binh và Xã hội và trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Tiến hành thanh tra lao động khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật lao động;
Cần lưu ý rằng việc thực hiện các loại báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động;
– Tiến hành thanh tra lao động khi có khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu từ thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền quản lý lao động các cấp.
– Tiến hành thanh tra lao động khi phát hiện các hành vi tham nhũng của các cá nhân, tổ chức, cơ quan được quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 39/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 39/2013/NĐ-CP của Chính phủ cũng đã quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động. Theo quy định pháp luật cụ thể tại các Điều 20, 21, 22 của Nghị định 39/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định về các hoạt động thanh tra bao gồm các nội dung như sau: thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và trong hoạt động phòng chống tham nhũng.
2.5. Căn cứ tiến hành hoạt động thanh tra:
Khi tiến hành hoạt động thanh tra phải có quyết định thanh tra từ những căn cứ như sau, cụ thể bao gồm các căn cứ sau đây:
– Thứ nhất: Kế hoạch thanh tra.
– Thứ hai: Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
– Thứ ba: Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
– Thứ tư: Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Theo quy định tại
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc tiến hành thanh tra lao động thì phải công bố quyết định thanh tra theo Điều 22
Cần lưu ý rằng, biên bản công bố quyết định thanh tra phải được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 05/2014/TT-TTCP của thanh tra Chính phủ.
Chính vì vậy, khi tiến hành thanh tra lao động mà không có quyết định, văn bản pháp luật về việc tiến hành thanh tra thì sẽ không được thực hiện nhằm tránh tình trạng lạm quyền gây khó khăn cho đối tượng bị thanh tra.