Trên thị trường, có khá nhiều loại thịt bò được nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy pháp luật quy định về nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam:
Khoản 2 Điều 37 Luật Thú y 2015 quy định động vật, sản phẩm động vật có ở trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi thực hiện xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi thực hiện nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh ở lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch. Theo đó, khi chủ hàng nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có ở trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi nhập khẩu thì phải thực hiện kiểm dịch những động vật, sản phẩm động vật đó.
Căn cứ danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch được ban hành kèm theo Thông tư số
– Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các loài gia súc nuôi khác.
– Gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, bồ câu, chim cút, các loài chim làm cảnh và các loài chim khác.
– Động vật thí nghiệm: Chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ và các loài động vật thí nghiệm khác.
– Động vật hoang dã: Voi, hổ, báo, gấu, hươu, nai, vượn, đười ươi, khỉ, tê tê, cu li, sóc, chồn, kỳ đà, tắc kè, con trăn, rắn, gà rừng, trĩ, gà lôi, công và các loài động vật hoang dã khác.
– Các loại động vật khác: Ong, tằm, các loại côn trùng khác.
Như vậy, khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam thì phải thực hiện kiểm dịch. Điều 9 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi quy định về kiểm dịch, quản lý thức ăn chăn nuôi quy định trước khi nhập khẩu sản phẩm động vật thì chủ hàng phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y. Theo đó, trước khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam thì chủ hàng phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thịt bò nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam tới Cục Thú y để thực hiện kiểm dịch.
2. Thủ tục kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam:
Chủ hàng chuẩn đăng ký kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam bao gồm những giấy tờ sau:
– Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;
– Đối với thịt bò thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác thì phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định;
– Đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu theo Mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
2.2. Nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam:
Chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam đến Cục Thú y theo một trong các hình thức sau:
– Nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
– Nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam qua dịch vụ bưu chính công ích
– Gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính
– Gửi hồ sơ đăng ký kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam trực tiếp tại Cục Thú y.
2.3. Giải quyết hồ sơ đăng ký kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam hợp lệ đã nêu trên căn cứ tình hình dịch bệnh, căn cứ hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu thì Cục Thú y có văn bản đồng ý kiểm dịch thịt bò nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam và hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện kiểm dịch thịt bò nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam; trường hợp Cục Thú y không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cục Thú y gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch thịt bò nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (nếu trong trường hợp chủ hàng nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc là gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi ở trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (nếu trong trường hợp chủ hàng nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài đăng ký kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
– Trường hợp thịt bò từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu tiên đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam hoặc thịt bò từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật thì phải được Cục Thú y tiến hành phân tích nguy cơ theo quy định của pháp luật. Cục Thú y tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ trên cơ sở thông tin do các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cung cấp và những nguồn thông tin có liên quan khác. Căn cứ kết quả phân tích nguy cơ, Cục Thú y quyết định việc nhập khẩu thịt bò.
– Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch thịt bò khi nhập khẩu thịt bò từ nước ngoài vào Việt Nam, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập thì chủ hàng phải gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức:
+ Gửi hồ sơ qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
+ Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Gửi hồ sơ qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
+ Hồ sơ khai báo kiểm dịch thịt bò từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm những giấy tờ sau:
++ Đơn khai báo kiểm dịch (theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT);
++ Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
+ Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khai báo kiểm dịch thịt bò hợp lệ Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch thông tin về địa điểm, thời gian để tiến hành kiểm dịch thịt bò nhập khẩu từ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung kiểm dịch thịt bò nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam:
Nội dung kiểm dịch thịt bò nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện như sau:
– Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, thực trạng hàng hóa, nếu như đạt yêu cầu thì lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định;
– Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với thịt bò đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
– Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
– Trường hợp thịt bò nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam không đạt yêu cầu thì lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu đối với thịt bò nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam:
Thịt bò nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam dùng làm thực phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Có nguồn gốc từ bò khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc được công nhận là không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam;
– Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
– Được giết mổ, sơ chế, chế biến tại cơ sở sản xuất đã đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thú y 2015;
– Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
– Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi quy định về kiểm dịch, quản lý thức ăn chăn nuôi;
– Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.