Quy định về nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được quy định tại Văn bản hợp nhất số 24/VBHN-VPQH 2018 Luật quy định về đường sắt, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Thế nào là nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ tàu?
- 2 2. Điều kiện để làm nhân viên đường sắt phục vụ tàu:
- 3 3. Trách nhiệm của nhân viên đường sắt phục vụ tàu:
- 4 4. Quy định tiêu chuẩn cho từng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ tàu:
- 4.1 4.1. Trưởng tàu:
- 4.2 4.2. Phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn:
- 4.3 4.3. Lái tàu:
- 4.4 4.4. Phụ lái tàu:
- 4.5 4.5. Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến:
- 4.6 4.6. Nhân viên điều độ chạy ga tàu:
- 4.7 4.7. Trực ban chạy ga tàu:
- 4.8 4.8. Trưởng dồn:
- 4.9 4.9. Nhân viên gác ghi:
- 4.10 4.10. Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe:
1. Thế nào là nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ tàu?
Căn cứ quy định tại Điều 35 Văn bản hợp nhất số 24/VBHN-VPQH 2018 Luật quy định về đường sắt gồm:
– Trưởng tàu.
– Lái tàu, phụ lái tàu.
– Trực ban chạy tàu ga.
– Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga.
– Trưởng dồn.
– Nhân viên gác ghi.
– Nhân viên gác đường ngang, cầu chung.
– Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe.
– Nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm.
– Các chức danh khác trên cơ sở phù hợp với quy định của từng loại hình đường sắt.
2. Điều kiện để làm nhân viên đường sắt phục vụ tàu:
Theo khoản 2 Điều 35 Văn bản hợp nhất số 24/VBHN-VPQH 2018 Luật quy định về đường sắt, điều kiện để trở thành nhân viên đường sắt phục vụ tàu cụ thể như sau:
– Về trình độ học vấn: đảm bảo có bằng, chứng chỉ chuyên môn phải phù hợp với các chức danh theo quy định tại mục 1 trên.
– Về điều kiện sức khỏe: đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe khi thi tuyển cũng như giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe định kỳ trên cơ sở quy định của pháp luật.
– Phải có giấy phép lái tàu (áp dụng đối với lái tàu).
3. Trách nhiệm của nhân viên đường sắt phục vụ tàu:
Với nhiệm vụ của mình, nhân viên đường sắt phục vụ tàu phải có trách nhiệm như sau:
– Phải thực hiện các công việc đúng và đủ theo chức danh cũng như tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật và theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt.
– Đối với những mệnh lệnh của chỉ huy chạy tàu hay các quy định, chỉ thị của cấp trên phải tuyệt đối tuân thủ và chấp hành theo.
– Phải mặc đúng trang phục hay đeo phù hiệu, cấp hiệu và biển chức danh của mình.
4. Quy định tiêu chuẩn cho từng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ tàu:
4.1. Trưởng tàu:
Để được làm trưởng tàu phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
– Về trình độ học vấn: đảm bảo có đầy đủ bằng cấp cũng như chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt.
– Về sức khỏe: đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe theo quy định.
– Về kinh nghiệm:
+ Với trưởng tàu hàng: phải có thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trường dồn ít nhất là 01 năm hoặc có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh trưởng tàu hàng hoặc phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn.
+ Với trưởng tàu khách: đảm bảo thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trưởng tàu hàng hoặc phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn ít nhất là 01 năm.
– Đảm bảo đạt yêu cầu về sát hạch về nghiệp vụ trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu tổ chức.
4.2. Phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn:
Để được làm phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
– Về trình độ học vấn: đảm bảo có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt.
– Về sức khỏe: đảm bảo có đủ điều kiện về sức khỏe theo quy định.
– Về kinh nghiệm: phải có thời gian làm trưởng tàu hàng hoặc có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động ít nhất là 01 năm.
– Đảm bảo yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn do doanh nghiệp sử dụng chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn tổ chức phải đạt yêu cầu.
4.3. Lái tàu:
Đối với lái tàu phải đảm bảo tiêu chuẩn như sau:
– Có đầy đủ giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
– Về sức khỏe: đảm bảo có đủ điều kiện theo quy định.
– Đối với lái tàu đoàn tàu hàng phải được bồi dưỡng nghiệp vụ trưởng tàu hàng nếu như không bố trí trưởng tàu.
– Đối với lái tàu đoàn tàu hàng phải có chứng chỉ đào tạo trưởng tàu hàng do cơ sở đào tạo đủ điều kiện cấp và đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu tổ chức.
4.4. Phụ lái tàu:
Tiêu chuẩn trở thành phụ lái tàu bao gồm:
– Về trình độ học vấn: phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện đảm nhiệm.
– Về sức khỏe: đảm bảo có đủ điều kiện về sức khỏe theo quy định.
– Đảm bảo khoảng thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ phụ lái tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh phụ lái tàu tổ chức.
4.5. Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến:
Tiêu chuẩn để trở thành nhân viên điều độ chạy tàu tuyến bao gồm:
– Về trình độ học vấn:
+ Đối với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia: đảm bảo có bằng cấp tốt nghiệp cao đẳng trở lên về việc điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt.
+ Đối với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến trên đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia: đảm bảo có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt.
– Về sức khỏe: đảm bảo đủ sức khỏe theo quy định.
– Về kinh nghiệm: có thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của một trong các chức danh điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu ít nhất là 01 năm.
– Phải đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ điều độ chạy tàu tuyến do doanh nghiệp sử dụng chức danh điều độ chạy tàu tuyến tổ chức.
4.6. Nhân viên điều độ chạy ga tàu:
– Về trình độ học vấn:
+ Đối với nhân viênđiều độ chạy tàu ga trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia: đảm bảo có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt.
+ Đối với nhân viên điều độđiều độ chạy tàu ga trên đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia: đảm bảo có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt
– Về sức khỏe: đảm bảo đủ sức khỏe theo quy định.
– Về kinh nghiệm: có thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của một trong các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu ít nhất 01 năm.
– Phải đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ điều độ chạy tàu ga do doanh nghiệp sử dụng chức danh điều độ chạy tàu ga tổ chức.
4.7. Trực ban chạy ga tàu:
– Về trình độ học vấn: bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt.
– Về sức khỏe: đảm bảo đủ sức khỏe theo quy định.
– Về kinh nghiệm: có thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của cả ba chức danh trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe. Mỗi chức danh sẽ đảm nhận thời gian ít nhất 02 tháng.
– Phải đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ trực ban chạy tàu ga do doanh nghiệp sử dụng chức danh trực ban chạy tàu ga tổ chức.
4.8. Trưởng dồn:
– Về trình độ học vấn: bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt.
– Về sức khỏe: đảm bảo đủ sức khỏe theo quy định.
– Về kinh nghiệm: có thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của cả hai chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe; mỗi chức danh sẽ có thời gian làm việc ít nhất là 02 tháng.
– Phải đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ trưởng dồn do doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng dồn tổ chức.
4.9. Nhân viên gác ghi:
– Về trình độ học vấn: bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu, vận tải đường sắt, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe
– Về sức khỏe: đảm bảo đủ sức khỏe theo quy định.
– Về kinh nghiệm: có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ gác ghi do doanh nghiệp sử dụng chức danh gác ghi tổ chức.
4.10. Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe:
– Về trình độ học vấn: bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên môn trình độ sơ cấp trở lên về điều hành chạy tàu, vận tải đường sắt, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe
– Về sức khỏe: đảm bảo đủ sức khỏe theo quy định.
– Về kinh nghiệm: có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động và đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ gác ghi do doanh nghiệp sử dụng chức danh ghép nối đầu máy, toa xe tổ chức.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Văn bản hợp nhất số 24/VBHN-VPQH 2018 Luật quy định về đường sắt.
Thông tư số 15/2023/TT-BGTVTquy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.