Quy định về nhãn hàng hóa, sử dụng hóa đơn bán hàng của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh mua hàng hóa từ các chợ đầu mối có cần hóa đơn chứng từ không?
Quy định về nhãn hàng hóa, sử dụng hóa đơn bán hàng của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh mua hàng hóa từ các chợ đầu mối có cần hóa đơn chứng từ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư! Em đang kinh doanh quần áo theo hình thức hộ kinh doanh, thực hiện đóng thuế đầy đủ. Xong mỗi năm đội quản lý thị trường đều đến xử phạt hành chính về nhãn hàng hoá không đạt tiêu chuẩn, mà hàng hoá em đều nhập từ các chợ đầu mối, các hộ/ shop kinh doanh bán buôn quần áo( Có thể thấy việc hàng hoá sai tem nhãn là điều đương nhiên ở các chợ đầu mối và các shop/xưởng buôn) .
Tại sao các chợ đầu mối,shop/ xưởng buôn được hoạt động bình thường, hàng hoá lưu thông bình thường, đến khi bọn em nhập về bán lẻ lại xử phạt bọn em. Nếu vấn đề nằm ở chỗ nhãn mác sai qui định, tem nhãn nước ngoài thì tại sao QLTT không yêu cầu các Chợ dừng phân phối hàng hoá? Đội QLTT còn yêu cầu chúng em xuất trình hoá đơn đầu vào. Cho em hỏi, Hộ kinh doanh nhập hàng của hộ kinh doanh có cần hóa đơn đầu vào?
Và việc Đội QLTT xử phạt hành chính như vậy là đúng hay sai? Làm cách nào để chúng em thôi không bị xử phạt khi kính doanh chân chính? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Luật sư! Em cảm ơn. ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Luật sư tư vấn:
Vấn đề ghi nhãn hàng hóa được Chính phủ quy định cụ thể trong Nghị định 89/2006/NĐ-CP. Theo đó tất cả các loại hàng hóa lưu thông trong nước, hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu đều phải thực hiện ghi nhãn hàng hóa, ngoại trừ một số hàng hóa không cần phải ghi nhãn như hàng tươi sống, các thực phẩm chế biến đưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng, các mặt hàng nông sản, thủy sản, khoáng sản, vật liệu xây dựng, phế liệu… Trên nhãn hàng hóa các nội dung bắt buộc phải ghi nhãn, đó là: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân người chịu trách nhiệm về hàng hóa đó; xuất xứ của hàng hóa. Ngoài ra, tùy theo tính chất của từng loại hàng hóa khác nhau mà các bộ, ngành sẽ quy định cụ thể các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa đó.
Trên cơ sở các quy định về ghi nhãn hàng hóa theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP, Chính phủ cũng có các quy định về hành vi bị coi là vi phạm về nhãn hàng hóa trong Nghị định 80/2013/NĐ-CP. Tại Điều 25 của Nghị định này, quy định về những hành vi vi phạm ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, bao gồm:
– Hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa;
– Hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng không ghi nhãn hàng hóa;
– Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng và đơn vị đo;
– Hàng hóa có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệch thông tin về hàng hóa.
Điều 26 của Nghị định 80/2013/NĐ-CP quy định những hành vi vi phạm về những nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa, bao gồm:
– Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
– Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam;
– Hàng hóa trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; kinh doanh hàng hóa có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa;
– Hàng hóa nhập khẩu theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi;
– Hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả;
– Gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa;
– Vi phạm về nhãn hàng hóa đối với hàng lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, đồ chơi trẻ em.
Vấn đề xử phạt của đội quản lý thị trường. Đội quản lý thị trường có Hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về thương mại, công nghiệp của các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh doanh trên thị trường; phát hiện, ngăn chặn, xử ký kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trên thị trường; góp phần phát triển sản xuất, bình ổn thị trường, mở rộng lưu thông hàng hóa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 09/2013/TT-BCT thì Đội quản lý thị trường có nhiệm vụ:
"1. Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch kiểm tra được xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Chương III của Thông tư này."
Kế hoạch kiểm tra được xây dựng theo quy định tại Điều 10 Thông tư 09/2013/TT-BCT như sau:
1. Kế hoạch kiểm tra của cơ quan Quản lý thị trường gồm có:
a) Kế hoạch kiểm tra thường xuyên hằng năm;
b) Kế hoạch kiểm tra theo mặt hàng, lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cần kiểm tra (sau đây gọi tắt là kế hoạch kiểm tra chuyên đề).
2. Kế hoạch kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ ban hành kế hoạch kiểm tra;
b) Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
c) Loại, nhóm đối tượng, mặt hàng hoặc lĩnh vực và địa bàn kiểm tra;
d) Các nội dung kiểm tra;
đ) Thời gian tiến hành kiểm tra;
e) Kinh phí, phương tiện, điều kiện phục vụ kiểm tra;
g) Tổ chức lực lượng kiểm tra, bao gồm cả phối hợp với các cơ quan nhà nước khác để kiểm tra nếu có;
h) Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra;
i) Chế độ báo cáo.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Vậy khi đội quản lý thị trường tiến hành kiểm tra theo kế hoạch đã định, theo nguyên tắc của pháp luât, vi phạm ở đâu thì xử lý vi phạm ở đó, do vậy khi bạn bị phát hiện có hành vi vi phạm thì đội quản lý thị trường hoàn toàn có quyền xử lý bạn. Nếu phát hiện có những vi phạm về thẩm quyền hay mức phạt theo quy định của pháp luật của Đội quản lý thị trường thì bạn có thể tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi của họ.
Việc những chợ đầu mối, các hộ/ shop kinh doanh bán buôn quần áo có bị xử lý vi phạm hay không hoàn toàn tùy thuộc vào việc hành vi của họ có tồn tại nhưng có bị phát hiện hay không? Vì việc xử lý hành vi này hoàn toàn là trách nhiệm tài chính, do vậy trong thực tế, những chợ đầu mối, các hộ/ shop kinh doanh bán buôn quần áo này vẫn có thể vừa tiến hành nộp phạt hành chính nhưng cũng đồng thời tiếp tục việc nhập, buôn bán hàng hóa. Vấn đề đình chỉ hoạt động chỉ được quy định trong các trường hợp sau tại Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:
a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con .người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.
Do vậy việc xử lý vi phạm hành chính của Đội quản lý thị trường với hành vi vi phạm của bạn là đúng, cách tốt nhất để không bị xử lý chỉ có thể là không vi phạm những quy định của pháp luật.
Đối với vấn đề hóa đơn đầu vào. XUất trình hóa đơn đầu vào là một cách để minh chứng nguồn gốc, xuất xử của hàng hóa. Theo quy định của pháp luật, Hàng hóa kinh doanh phải có chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, hàng đi đường thì phải có hóa đơn kèm theo.
Như vậy nếu không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ- CP:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa, trừ thuốc bảo vệ thực vật;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ,
d) Kinh doanh hàng hóa có nhãn, bao bì hàng hóa có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thông tin khác sai sự thật, gây nhầm lẫn về chủ quyền quốc gia, truyền thống lịch sử hoặc phương hại đến bản sắc văn hóa, đạo đức lối sống, đoàn kết dân tộc và trật tự an toàn xã hội.
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
…..
Để chứng minh nguồn gốc hàng hóa trong trường hợp này, bạn xuất trình hóa đơn thanh toán khi mua hàng hóa cho cơ quan quản lý thay cho giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT – BTC
"Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Như vậy, nếu bên bạn mua hàng hóa giá trị thấp hơn 200.000 đồng, bạn sẽ nhận hóa đơn bán hàng từ bên bán để làm cơ sở chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa khi quản lý thị trường kiểm tra.