Đăng kiểm là quy trình, thủ tục yêu cầu chủ phương tiện phải thực hiện định kỳ nhằm mục đích bảo đảm khả năng sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông, khi đó phương tiện cần được mang đến đơn vị đăng kiểm để kiểm tra và đánh giá. Dưới đây là quy định của pháp luật về nguyên tắc đăng kiểm tàu biển Việt Nam có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Quy định về nguyên tắc đăng kiểm tàu biển Việt Nam:
Việt Nam là quốc gia có vị thế tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển giao thông, vận chuyển hàng hóa thông qua đường biển và đường thủy, với hệ thống sông ngòi dày đặc và phần lớn diện tích đất liền giáp với biển Đông. Hoạt động vận chuyển trong lĩnh vực tàu biển hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng của các loại tàu, khi đó để đảm bảo an toàn an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường thì việc đăng kiểm tàu biển Việt Nam là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Pháp luật hàng hải Việt Nam hiện nay bắt buộc tàu biển Việt Nam trước khi đưa vào sử dụng trên thực tế phải được đăng kiểm bởi các tổ chức có chuyên môn và có thẩm quyền, tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định.
Tàu biển Việt Nam là các loại tàu biển đã được đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; hoặc các loại tàu biển đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang quốc tịch Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023 quy định về nguyên tắc đăng kiểm tàu biển Việt Nam. Bao gồm một số nguyên tắc cơ bản như sau:
-
Tàu biển Việt Nam bắt buộc phải được kiểm định, phân loại, phân cấp, đánh giá và cấp các loại giấy chứng nhận kĩ thuật đáp ứng điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải, phòng ngừa khả năng ô nhiễm môi trường khi đóng mới, nhập khẩu tàu biển, hoán cải, sửa chữa, phục hồi và trong quá trình hoạt động tàu biển nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm tình trạng kĩ thuật theo quy định của pháp luật và theo nội dung trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
-
Việc kiểm định, đánh giá tàu biển Việt Nam cần phải được thực hiện tại nơi tàu biển đó được đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi, đang hoạt động hoặc đang trong quá trình meo đậu;
-
Việc tàu biển mang quốc tịch Việt Nam không hoạt động tuyến quốc tế cần phải được kiểm định, phân cấp, cấp giấy chứng nhận, phân loại theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-
Tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoạt động trên tuyến đường quốc tế cần phải được kiểm định, phân cấp, phân loại, đánh giá, cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật và theo nội dung trong điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, tàu biển Việt Nam bắt buộc phải được đăng kiểm dựa trên một số nguyên tắc theo quy định tại Điều 29 nêu trên. Trong đó có nguyên tắc quan trọng nhất là quá trình đăng kiểm, đánh giá tàu biển Việt Nam cần phải được thực hiện tại nơi tàu biển đó được đóng mới, sửa chữa, phục hồi, hoán cải, neo đậu hoặc đang trong quá trình hoạt động.
2. Những loại tàu biển nào phải đăng kiểm theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023 có quy định về các loại tàu biển phải thực hiện thủ tục đăng kiểm. Theo đó:
-
Các loại tàu biển được quy định tại khoản 1 Điều 19 Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023 bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng kiểm;
-
Việc đăng kiểm các loại tàu biển không được quy định tại khoản 1 Điều 19 Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023 sẽ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể.
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 19 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023 có quy định về các loại tàu biển bắt buộc phải đăng ký. Theo đó, các loại tàu biển sau đây phải thực hiện thủ tục đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, bao gồm:
-
Các loại tàu biển có gắn động cơ với tổng công suất máy chính dao động từ 75 kW trở lên;
-
Tàu biển không có động cơ tuy nhiên tàu biển có dung tích từ 50 GT trở lên hoặc các loại tàu biển có trọng tải từ 100t trở lên hoặc các loại tàu biển có chiều dài đường nước thiết kế từ 20m trở lên;
-
Tàu biển nhỏ hơn các loại tàu biển nêu trên tuy nhiên hoạt động theo tuyến nước ngoài.
Như vậy, tổng hợp các điều luật nêu trên thì các loại tàu biển phải đăng kiểm là những loại tàu biển được liệt kê tại khoản 1 Điều 19 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023, ngoài ra việc đăng kiểm các loại tàu biển không thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 19 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023 sẽ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể.
3. Trách nhiệm đăng kiểm tàu biển được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023 có quy định về trách nhiệm đăng kiểm tàu biển. Theo đó:
-
Chủ tàu biển có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển khi các loại tàu biển đó được đóng mới, hoán cải, nhập khẩu, sửa chữa, phục hồi và trong quá trình đưa tàu biển vào hoạt động trên thực tế; bảo đảm an toàn tình trạng kĩ thuật, an ninh hàng hải, bảo đảm điều kiện lao động hàng hải, tuân thủ đầy đủ quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển giữa 02 kỳ kiểm định, đánh giá theo quy định của pháp luật và theo nội dung trong điều ước quốc tế liên quan mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
-
Tổ chức đăng kiểm viên thực hiện công tác đăng kiểm bắt buộc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ theo nội dung trong điều ước quốc tế liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Người đứng đầu đơn vị đăng kiểm và cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm định, đánh giá phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định và đánh giá của mình.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2023 có quy định về vấn đề giám sát kỹ thuật đối với tàu biển Việt Nam. Theo đó, tàu biển đóng mới, sửa chữa, phục hồi, hoán cải, bắt buộc phải chịu sự giám sát kỹ thuật của tổ chức đăng kiểm về chất lượng, an toàn kĩ thuật phù hợp với thành phần hồ sơ thiết kế đã được duyệt và cấp giấy chứng nhận có liên quan. Tàu biển đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi bắt buộc phải được thực hiện tại cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì Chủ tàu biển là cá nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện quy định về đăng kiểm tàu biển khi tàu biển đó được đóng mới, hoán cải, nhập khẩu, sửa chữa, phục hồi và trong quá trình đưa tàu biển đó vào hoạt động trên thực tế. Đồng thời, bảo đảm an toàn tình trạng kĩ thuật, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển giữa hai kỳ kiểm định, đánh giá theo quy định của pháp luật và theo nội dung trong điều ước quốc tế liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, tổ chức đăng kiểm trong quá trình thực hiện công tác đăng kiểm phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ theo nội dung trong điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Và người đứng đầu đơn vị đăng kiểm cùng với cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động đăng kiểm, đánh giá phải chịu trách nhiệm về kết quả do mình thực hiện.
THAM KHẢO THÊM: