Khi xác lập hợp đồng lao động cần tuân thủ các quy định nhất định trong đó có ngôn ngữ được sử dụng trong hợp đồng. Vậy quy định về ngôn ngữ trong hợp đồng lao động thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về ngôn ngữ trong hợp đồng lao động thế nào?
Căn cứ theo quy định Điều 13
Nếu như người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận bằng một tên gọi khác tuy nhiên có nội dung vẫn thể hiện về một việc làm có trả công, tiền lương là dưới sự quản lý, giám sát, điều hành của một bên thì vẫn được xem là hợp đồng lao động.
Cần lưu ý trước khi thực hiện việc nhận người lao động vào làm việc thì bắt buộc người sử dụng lao động phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động.
Như vậy, từ quy định trên có thể hiểu hợp đồng lao động về cơ bản chính là sự thoả thuận giữa hai bên người sử dụng lao động và người lao động về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Cũng chính vì vậy về nguyên tắc thì hợp đồng chính là một sự thỏa thuận giữa các bên nên
2. Hình thức của hợp đồng lao động:
Về hình thức của hợp đồng lao động căn cứ theo quy định tại Điều 14 bộ luật lao động theo đó hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động cần phải được ký kết bằng văn bản và phải được lập thành 2 bản, mỗi bên sẽ giữ một bản, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 14
Riêng đối với trường hợp hợp đồng được giao kết thông qua các phương tiện điện tử hoặc dưới các hình thức thông điệp, dữ liệu điện tử theo quy định giá trị của hợp đồng này cũng tương đương như đối với hợp đồng lao động được xác lập bằng văn bản.
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thực hiện việc xác lập hợp đồng lao động bằng lời nói đối với các trường hợp là hợp đồng có thời hạn dưới một tháng, trừ các trường hợp.Được quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của
+ Trường hợp công việc của hợp đồng lao động được thực hiện theo mùa vụ hoặc làm công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên có thể thực hiện việc ủy quyền cho một người lao động trong nhóm đó để tiến hành giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động; Đối với trường hợp này cần lưu ý hợp đồng lao động sẽ phải giao kết dưới hình thức bằng văn bản và sẽ có hiệu lực như đối với trường hợp giao kết với từng người lao động;
+ Người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó do chủ thể tham gia quan hệ lao động còn chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
+ Người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình
3. Nguyên tắc và thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động:
3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15
+ Việc xác lập hợp đồng lao động cần được thực hiện dựa trên sự tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực và hợp tác giữa người lao động và người sử dụng lao động;
+ Người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn tự do thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động tuy nhiên các nội dung của hợp đồng lao động không được trái các quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và các quy tắc đạo đức xã hội.
3.2. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động:
Về thẩm quyền thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động đã được quy định cụ thể tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019, trong đó:
– Người lao động sẽ có quyền được trực tiếp tiến hành việc giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động trừ các trường hợp sau:
+ Nếu trong trường hợp công việc của hợp đồng lao động được thực hiện theo mùa vụ hoặc làm công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên có thể thực hiện việc ủy quyền cho một người lao động trong nhóm đó để tiến hành giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động; Đối với trường hợp này cần lưu ý hợp đồng lao động sẽ phải giao kết dưới hình thức bằng văn bản và hợp đồng này sẽ có hiệu lực như đối với trường hợp giao kết với từng người lao động.
+ Đối với hợp đồng lao động đã được ủy quyền ký kết thay sẽ phải có kèm theo một phụ lục danh sách ghi rõ họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
– Người giao kết hợp đồng là bên sử dụng lao động sẽ bao gồm những chủ thể sau:
+ Là người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp hoặc là người được ủy quyền theo quy định thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động;
+ Là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định hoặc người đó được ủy quyền theo quy định thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động.
+ Là người đại diện của tổ hợp tác, hộ gia đình, và các tổ chức khác mà không có tư cách pháp nhân hoặc đã được ủy quyền theo quy định;
+ Là một cá nhân trực tiếp là người sử dụng lao động.
– Người giao kết hợp đồng là bên người lao động sẽ bao gồm những chủ thể sau:
+ Là người lao động có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên
+ Nếu người lao động từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì cần thiết phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Đối với trường hợp người lao động chưa đủ mười lăm tuổi việc giao kết hợp đồng sẽ phải có người đại diện theo pháp luật của người đó;
+ Là người lao động thuộc những trường hợp trong nhóm ủy quyền hợp pháp thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động.
Cần lưu ý: đối với trường hợp người được ủy quyền để thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động sẽ không được phép ủy quyền lại cho người khác thực hiện thay mình.
Như vậy, có thể thấy các chủ thể đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và không nằm trong các trường hợp bị cấm thì sẽ là chủ thể trong hợp đồng lao động.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Lao động năm 2019.