Trung tâm ngoại ngữ là những trung tâm có chức năng đào tạo và bồi dưỡng ngoại ngữ. Dưới đây là quy định của pháp luật về nghĩa vụ thuế đối với các trung tâm ngoại ngữ.
Mục lục bài viết
1. Quy định về nghĩa vụ thuế đối với trung tâm ngoại ngữ:
Trước hết, thuế được xem là một trong những nguồn thu chính của doanh thu nhà nước. Thuế vừa là quyền và vừa là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong xã hội phải nộp vào cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Thuế được xem là một khoản trích lập tiền tệ rõ ràng, minh bạch, không có khả năng chi trả trực tiếp bởi công dân cho nhà nước thông qua đường quyền lực, để bù đắp chi tiêu của nhà nước trong xã hội. Nộp thuế là nghĩa vụ của tất cả các đối tượng trong xã hội, trong đó có trung tâm ngoại ngữ. Trong hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, có quy định cụ thể về các nghĩa vụ và các khoản thuế cơ bản phải nộp như sau:
Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những loại thuế pháp luật quy định trung tâm ngoại ngữ cần phải nộp theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 thì có thể nói, thu nhập từ hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ là một trong những đối tượng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính dựa trên thu nhập chịu thuế và thuế suất. Trong đó phần thu nhập chịu thuế sẽ được xác định bởi thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản thu nhập miễn thuế và các khoản lỗ được chuyển từ năm trước. Thuế suất dùng để tính thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào doanh thu của năm, thông thường thuế suất sẽ được xác định là 20%.
Thứ hai, thuế môn bài. Thế môn bài được xác định dựa trên vốn điều lệ/vốn tư nhân của trung tâm ngoại ngữ. Với vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10.000.000.000 đồng thì thế môn bài sẽ được xác định là 3.000.000 đồng/năm. Với vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư bằng 10.000.000.000 đồng hoặc ít hơn 10.000.000.000 đồng thì theo quy định của pháp luật, lệ phí môn bài sẽ được xác định là 2.000.000 đồng/năm.
Theo đó thì có thể nói, thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các tổ chức nói chung và trung tâm ngoại ngữ nói riêng. Trung tâm ngoại ngữ trong quá trình hoạt động cũng cần phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Trường hợp trốn thuế của các trung tâm ngoại ngữ sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh tương ứng.
2. Trung tâm đào tạo ngoại ngữ tin học có chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm dạy ngoại ngữ, dạy tin học, dạy múa, dạy hát, hội họa, nhạc kịch, xiết, thể dục thể thao, nuôi dạy trẻ em và dạy các ngày khác nhằm mục đích đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao kiến thức chuyên môn nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến Trung học phổ thông có thu tiền ăn, thu tiền vận chuyển đưa đón học sinh, các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn và tiền vận chuyển đưa đón học sinh cùng với các khoản tiền chi hộ, thu hộ này cũng sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng;
– Các khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên và học viên, hoạt động đào tạo, trong đó bao gồm cả quá trình tổ chức thi cử và cấp chứng chỉ trong quá trình đào tạo, do các cơ sở đào tạo cung cấp cũng sẽ thuộc đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp các cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức các hoạt động đào tạo, mà các cơ sở đó chỉ tổ chức hoạt động thi cử và cấp chứng chỉ đào tạo trong quá trình đào tạo, thì hoạt động tổ chức thi cử và cấp chứng chỉ đào tạo cũng sẽ thuộc đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cung cấp dịch vụ thi cử và cấp chứng chỉ đào tạo không thuộc quy trình đào tạo thì cũng sẽ không thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Như vậy có thể nói, các doanh nghiệp ngoại ngữ và các trung tâm ngoại ngữ sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng, hay còn được gọi là trường hợp miễn thuế giá trị gia tăng.
3. Thủ tục cần thiết thực hiện miễn và giảm thuế:
Theo quy định tại Điều 22 của Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành
– Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp phải thời gian giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, số lỗ được trừ vào thu nhập tính thuế, để từ đó tự kê khai và tự quyết toán thuế với các cơ quan thuế theo quy định của pháp luật;
– Cơ quan thuế khi tiến hành hoạt động kiểm tra và thanh tra đối với các doanh nghiệp sẽ cần phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, số thuế được giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà các doanh nghiệp đáp ứng trên thực tế. Trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo được đầy đủ các điều kiện để được áp dụng mức thuế suất ưu đãi và thời gian điện thuế, thời gian giảm thuế thì có cơ quan thuế sẽ cần phải tiến hành hoạt động truy thu thuế theo quy định của pháp luật và xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, về các chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì theo nguyên tắc, các doanh nghiệp sẽ cần phải tự giác để ưu đãi dành cho chính mình, các doanh nghiệp cần phải tự mình tiến hành hoạt động kê khai thuế theo ưu đãi đó, các doanh nghiệp sẽ phải tự chịu trách nhiệm về việc xác định chế ưu đãi này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính);
– Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư