Quy định về lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng ? Ý nghĩa của việc bảo vệ an ninh mạng như thế nào ?
Hiện nay dưới sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin thì việc bảo vệ an ninh mạng là vấn đề được đặt ra và cần thiết. Theo đó cần có các lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được Nhà nước và pháp luật quy định rõ về trách nhiệm và quyền hạn trong công tác này. Vậy để hiểu thêm về các quy định về lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi ngay dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 30. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng Luật An ninh ạng 2018 quy định cụ thể như sau:
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Như chúng ta đã biết khi nhăc tới sự chuyên trách chúng ta hiểu đây là việc cá nhân, tổ chức có kỹ năng, kiến thức đặc biệt về một lĩnh vực, ngành nghề, môn học nào đó và chịu trách nhiệm với công việc, lĩnh vực mà mình nắm vững. Chuyên trách thể hiện ở sự chuyên môn, chuyên đảm nhận một chức vụ, công việc, nhiệm vụ nhất định. Trách ở đây là trách nhiệm, thể hiện cá nhân tự chịu trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ do mình thực hiện.
Căn cứ theo quy định này ta thây pháp luật đã quy định rất cụ thể về lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng. Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở điều chỉnh theo hướng thống nhất nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách kết thúc nhiệm vụ thành nhiệm vụ chung của lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo đảm phù hợp với trình độ, năng lực và thể hiện rõ tính chất là lực lượng tham gia hỗ trợ, không trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã, phường, thị trấn và chính quyền cơ sở.
Theo như quy định trên thì các cơ quan có thẩm quyền như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và cnf các lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí và ngay cả tổ chức và cá nhân cũng cần phải thực hiện theo đúng quy định về vấn đề bao vệ an ninh mạng.
2. Ý nghĩa của việc bảo vệ an ninh mạng như thế nào?
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Việc ban hành Luật an mạng góp phần phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động biểu tình, phá rối an ninh trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động; Phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các hoạt động tấn công mạng, khủng bố mạng, chiến tranh mạng khi hoạt động tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin nước ta gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
Ý nghía sâu sắc hơn đó chính là để phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ tác nhân tiến hành hoạt động gián điệp mạng, sử dụng không gian mạng để chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật nhà nước, đặc biệt là hoạt động xâm nhập, tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và bên cạnh đó bảo vệ trật tự và lối sống cũng như cách sử dụng mạng internet văn minh và hiệu quả hơn tránh các hành vi xấu và hành vi phạm tội khi sử dụng và tiếp xúc với công nghệ của các đối tượng xấu hây ảnh hưởng tới con người ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước và xã hội.
Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thực trạng, tình hình diễn ra trên không gian mạng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, cụ thể:
Thứ nhất, đối với vấn đề phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kích động biểu tình, phá rối an ninh trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động.
Thứ hai, phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các hoạt động tấn công mạng, khủng bố mạng, phòng, chống chiến tranh mạng khi hoạt động tấn công mạng nhằm vào hệ thống thông tin nước ta gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Trong khi đó, khủng bố mạng nổi lên như một thách thức toàn cầu, chiến tranh mạng là một trong những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Những vấn đề trên đặt vấn đề phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, có phương án và sự chuẩn bị sẵn sàng để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra.
Thứ ba, không những bảo vệ an ninh mạng là việc phải phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ tác nhân tiến hành hoạt động gián điệp mạng, sử dụng không gian mạng để chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật nhà nước, đặc biệt là hoạt động xâm nhập, tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia đồng thời, hạn chế và tiến tới không còn tình trạng đăng tải bí mật nhà nước trên mạng internet do chủ quan hoặc thiếu kiến thức an ninh mạng.
Thứ tư, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và áp dụng các biện pháp cần thiết, tương xứng. Đây là hệ thống thông tin của các mục tiêu quan trọng quốc gia, cơ sở hạ tầng quan trọng quốc gia, cơ quan chứa đựng bí mật nhà nước, nếu bị tấn công, xâm nhập, phá hoại, chiếm đoạt thông tin có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng chủ quyển, lợi ích, an ninh quốc gia, gây rối loạn trật tự an toàn xã hội nên cần có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, tương xứng và ở mức độ cao hơn so với những mục tiêu cần bảo vệ ít quan trọng hơn. Việc bảo vệ những hệ thống thông tin này không chỉ bao gồm hoạt động kiểm tra, đánh giá quá trình vận hành, áp dụng các tiêu chuẩn an ninh mạng phù hợp, riêng biệt mà phải tiến hành hoạt động thẩm định ngay từ khi xây dựng hồ sơ thiết kế, vận hành hệ thống thông tin để sớm phát hiện, loại bỏ các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.
Như vậy chúng ta cần khắc phục tồn tại, hạn chế liên quan bảo vệ an ninh mạng nếu chồng chéo, trùng dẫm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng giữa các bộ, ngành chức năng; tồn tại cách hiểu chưa rõ ràng giữa an ninh mạng và an toàn thông tin mạng. Cần thống nhất nhận thức rằng, an ninh mạng bao gồm hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an; hoạt động tác chiến trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng và bảo đảm an toàn thông tin mạng theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông. An toàn thông tin mạng là điều kiện cho bảo đảm an ninh mạng được thực thi có hiệu quả, bền vững.
Trên thực tế hiện nay ta thấy thì chưa có văn bản luật quy định về công tác an ninh mạng. Đa số các quy định hiện nay về an toàn thông tin mạng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm trên không gian mạng; chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác an ninh mạng đặt ra trong tình hình mới.
Bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, được xác định trong các lĩnh vực quan trọng đặc biệt đối với quốc gia như quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu; trong lĩnh vực đặc thù như lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước; phục vụ hoạt động của các công trình quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia hoặc những hệ thống thông tin quan trọng trong các lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí.